Việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản quyết định cho máy bay trinh sát P-3C tuần tra Biển Đông là do Trung Quốc đang thúc đẩy nhanh chóng quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở đây. Động thái này cho thấy Nhật Bản sẽ can dự vấn đề Biển Đông để thúc đẩy thượng tôn pháp luật, Yomiuri Shimbun nhận định.
Báo Nhật cho hay, khác với hoạt động tuần tra của Quân đội Mỹ, máy bay tuần tra Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ không bay trong 12 hải lý đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông. Bởi giữa Trung-Nhật tồn tại rất nhiều vấn đề, còn chưa có cơ chế dự phòng sự kiện bất ngờ nên chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã thể hiện thái độ thận trọng trên phương diện này.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản |
Nhưng đây là hành động độc lập của Nhật Bản, cơ hội bay trên Biển Đông của máy bay Nhật tăng lên sẽ tạo ra hành động phối kết hợp nhịp nhàng với Quân đội Mỹ, phát huy vai trò ngăn chặn bành trướng của Trung Quốc, điều này có ý nghĩa rất lớn.
Bình luận về động thái này, Doãn Trác, một chuyên gia quân sự Trung Quốc lon Chuẩn Đô đốc đã nghỉ hưu cho rằng, máy bay trinh sát săn ngầm P-3C Nhật Bản bay qua Biển Đông là việc thường gặp, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chống cướp biển ở eo biển Malacca.
Ngoài ra, khi tiến hành diễn tập quân sự với các nước như Mỹ, Philippines và Việt Nam, máy bay trinh sát P-3C của Nhật Bản cũng từng bay qua Biển Đông. Ông Trác lưu ý, lần này Nhật Bản tuyên bố muốn đi vào vùng trời 12 hải lý xung quanh các thực thể Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản |
Doãn Trác cho rằng: “Nếu Nhật Bản trực tiếp bay qua vùng trời các đảo nhân tạo mà không thông báo thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ giữa Trung-Nhật trong lĩnh vực an toàn, thậm chí sẽ gây hậu quả nghiêm trọng”.
Học giả này nhận định, Nhật Bản mạnh mẽ ủng hộ Mỹ trong vấn đề Biển Đông, thách thức Trung Quốc về mặt luật pháp quốc tế, mục đích là một mặt hỗ trợ Mỹ về quân sự, khẳng định quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Nhật, điều quan trọng hơn là, muốn giảm bớt sức ép từ Trung Quốc trong vấn đề đảo Senkaku.
Đến nay, tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vùng biển đảo Senkaku, do đó Nhật Bản tiến hành bay qua bầu trời đảo nhân tạo ở Biển Đông để đáp trả, ông Trác bình luận. Đó là cách các học giả nhà nước Trung Quốc thường dùng để ngụy biện cho yêu sách "chủ quyền" vô lý, phi pháp và bành trướng của họ trên Biển Đông - PV.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản |
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc khác, ông Trương Quân Xã thì cho rằng, Nhật Bản quyết định cho máy bay trinh sát P-3C bay qua Biển Đông, hành động này có ý nghĩa chính trị đậm hơn mục đích quân sự, phần nhiều là muốn thể hiện sự hiện diện ở Biển Đông, đồng thời thể hiện lòng thành với Mỹ.
Phó Tiền Tiêu, một chuyên gia không quân Trung Quốc bình luận, máy bay P-3C thậm chí có khả năng cung cấp tin tức tình báo thu thập được ở khu vực Biển Đông cho Mỹ.
Nhưng theo ông Xã, nắm chắc tình hình Biển Đông hoàn toàn không phải là trọng điểm hoạt động lần này của Nhật Bản, phần nhiều là tỏ thái độ chính trị. Nhật Bản muốn thông qua hành động này để cùng Mỹ chống (hành vi bành trướng của) Trung Quốc, gián tiếp ủng hộ Việt Nam và Philippines trên Biển Đông.
Nhật Bản quyết định cho máy bay P-3C tuần tra Biển Đông thời gian tới, Nhật Bản và Philippines cũng đang thảo luận lấy Palawan, Philippines – nơi cách quần đảo Trường Sa tương đối gần làm căn cứ dừng chân.
Nhật Bản cũng đang thảo luận với Malaysia một việc tương tự, đó là lấy đảo Labuan phía nam Biển Đông làm căn cứ dừng dân.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản |