Tên tửa đánh chặn SM-3 của Mỹ |
Tờ "Nezavisimaya Gazeta" Nga ngày 30 tháng 5 đăng bài viết nhan đề "Washington dùng ô phòng thủ tên lửa mê hoặc Seoul". Bài viết cho rằng, bề ngoài mục đích đơn giản, nhưng ý đồ thực sự lại khác. Đây là ý đồ chiến thuật bán hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối cho Hàn Quốc của Washington.
Về bề ngoài, hệ thống này là để bảo vệ Seoul tránh bị Bình Nhưỡng tấn công tên lửa. Có điều, chuyên gia cho rằng, người Mỹ trên thực tế đang từng bước xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á, mục đích là khiến cho thực lực hạt nhân tên lửa của Trung Quốc mất tác dụng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiến hành gặp gỡ trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La. Dư luận suy đoán, Lầu Năm Góc sẽ cố gắng thuyết phục hai đồng minh lớn, để họ ủng hộ hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang xây dựng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bài viết cho rằng, Nhật Bản sớm đã gia nhập kế hoạch liên quan. Trong nước sớm đã bố trí trạm radar, tàu chiến có phối hợp của hệ thống Aegis, triển khai với mạng lưới tên lửa đánh chặn trên bộ. Nhưng, người Mỹ lại luôn không thể thuyết phục được Seoul và Tokyo triển khai hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nêu trên.
Mỹ phóng tên lửa đánh chặn (ảnh tư liệu) |
Do xảy ra tranh chấp lãnh thổ một hòn đảo hoang, Nhật Bản và Hàn Quốc đến nay vẫn chưa giải quyết. Ngoài ra, lịch sử ảnh hưởng đến quan hệ hai nước Nhật-Hàn khúc mắc khó giải quyết. Ai cũng biết, từ năm 1910-1945, Hàn Quốc từng là thuộc địa của Nhật Bản.
Vì vậy, Mỹ đã đưa ra kế hoạch làm thay đổi thái độ của Seoul. Nhà Trắng đề nghị bố trí tên lửa đánh chặn của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối ở Hàn Quốc.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối di động dùng để bảo vệ các căn cứ quân sự và mục tiêu chiến lược, làm cho nó tránh bị tấn công bởi dầu đạn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung đi vào tầng khí quyển. Nó sử dụng tên lửa đánh chặn, có thể đánh chặn tên lửa cách mặt đất 150 km trong phạm vi 200 km.
Năm 2013, Mỹ từng triển khai tên lửa tương tự ở Guam. Lý do đưa ra của Lầu Năm Góc là bảo vệ các căn cứ quân sự của nước này tránh bị tên lửa CHDCND Triều Tiên tấn công.
Hàn Quốc báo cho Mỹ biết, họ không có ý định tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa liên hợp Mỹ-Nhật, muốn độc lập xây dựng quốc phòng. Do đó, Mỹ quyết định tiến hành mê hoặc vật chất đối với Seoul: Trước tiên triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối di động ở lãnh thổ Hàn Quốc, sau đó có thể cho phép Seoul mua nó.
Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke Hải quân Mỹ |
Lầu Năm Góc kêu gọi hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc cần từ bỏ bất đồng, cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa là cấp bách, đồng minh ba nước Mỹ-Nhật-Hàn cũng không thể thiếu, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh đến mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
Nhưng, chuyên gia quân sự Mỹ không hề che giấu, cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á đang được từng bước triển khai nhằm ngăn chặn thực lực hạt nhân tên lửa của Trung Quốc.
Bài viết cho rằng, Bắc Kinh sớm đã đoán ra dụng ý của Washington. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho rằng, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực "không có lợi cho ổn định khu vực và cân bằng chiến lược".
Đồng thời, ông cảnh cáo cho biết, Trung Quốc "tuyệt đối không cho phép xảy ra căng thẳng tình hình và dẫn đến xảy ra chiến tranh và hỗn loạn ở cửa nhà Trung Quốc".
Nhà nghiên cứu Pavel Kaminov cho rằng: "Thực lực hạt nhân tên lửa của Trung Quốc chỉ thấp hơn Mỹ và Nga, đứng hàng thứ ba, nhưng có khoảng cách rất lớn so với hai nước trước. Người Mỹ nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, nhưng cũng biết Trung Quốc thực ra hy vọng duy trì và phát triển quan hệ kinh tế thương mại cùng có lợi với Mỹ, Nhật Bản".
Tàu khu trục tên lửa Aegis của Nhật Bản |
Năm 2013, ngân sách quân sự của Washington cao tới 630 tỷ USD, nhưng chi phí quân sự của Trung Quốc chỉ khoảng 150 - 160 tỷ USD.
Kaminov cũng nhấn mạnh: "Người Mỹ cảm thấy rất lo ngại về của Bắc Kinh trên phương diện phát triển không quân và hải quân, nghiên cứu phát triển tên lửa mới. Có tin cho biết, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra tên lửa đạn đạo có thể phá hủy tàu sân bay.
Nếu như vậy, bá quyền trên biển độc chiếm ở vùng biển lân cận Trung Quốc của Mỹ trong nhiều năm qua sẽ kết thúc. Trước đây, tên lửa đạn đạo luôn dùng để tấn công các mục tiêu tĩnh. Nhưng tàu chiến thì đang hoạt động. Có lẽ, người Trung Quốc đã học được quỹ đạo bay đoạn cuối của đần đạn sẵn sàng điều chỉnh".
Máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay |