Chiều 20/1, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật tổ chức Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Việt Nam hiện không có Bộ nào quản lý phụ nữ, trong khi các nước đều có Bộ phụ nữ nên cần tính toán, xem xét tới việc này.
Từ thực tế đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề: "Đã đến lúc chúng ta cần xem lại, giải phóng 40 năm rồi, nhưng có lĩnh vực chưa có quản lý nhà nước. Ví dụ đất nước New Zealand có 4 triệu dân, con số này còn nhỏ hơn số người tàn tật của người Việt Nam (5 triệu người) thế mà họ có Bộ Phụ nữ. Vậy nên chăng chúng ta có Bộ Phụ nữ, gia đình và trẻ em? Bây giờ để phân tán phụ nữ và trẻ em không ai quản lý, trẻ em nằm một chỗ, dân số nằm một chỗ".
Cùng với đó, bà Ngân so sánh, Hàn Quốc hiện cũng có bộ quản lý phụ nữ. Việt Nam có 90 triệu dân, trong đó có 50% là phụ nữ, nhưng chưa có quản lý nhà nước.
"Tôi tha thiết lần này làm luật đặt vấn đề đó. Chúng ta không tăng biên chế gì cả, nhưng sử dụng chính những con người đó chuyển thành quản lý nhà nước, có được không?”, bà Ngân nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyện Thị Kim Ngân nêu vấn đề thành lập Bộ Phụ nữ. Ảnh TTBC |
“Vấn đề chỉ là tên gọi”
Đó là bình luận của ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước trước đề xuất này.
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, ông Đức nói: “Đây là lần đầu tôi nghe tới đề xuất trên, nhưng theo tôi được biết, chúng ta đã có các cơ quan ngang bộ như Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam dù đến nay Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam đã bị bỏ do quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy nhà nước.
Đề xuất cho tù nhân được kết hôn, Bộ công an nên ủng hộ!
(GDVN) - Bình luận về đề xuất cho tù nhân được kết hôn, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, không thể vì sợ người ta lợi dụng “quyền” đó mà cấm được.
Tôi nghĩ đó chỉ là đề xuất thêm khi bàn thảo về Luật tổ chức Chính phủ vì Luật đó chỉ quy định về cơ cấu của Chính phủ thôi chứ?! Với đề xuất trên, vấn đề chỉ là tên gọi còn khi quyết định thành lập bất kỳ Bộ nào còn phải xem chức năng quản lý nhà nước của nó”.
Tuy vậy, ông Đức vẫn ủng hộ thành lập Bộ Phụ nữ như đề xuất trên bởi theo ông, có những lĩnh vực hiện nay do Bộ này quản lý hoặc Bộ kia quản lý, thậm chí cùng một mảng do nhiều Bộ quản lý…nếu ta gộp lại cho một Bộ thống nhất quản lý mà việc đó có hiệu lực, hiệu quả thì cũng tốt, nên thành lập.
“Nói cách khác, việc có nên thành lập Bộ Phụ nữ hay không phải dựa trên cơ sở cả lý luận cả thực tiễn. Đó là một vấn đề lớn chứ không phải chuyện đơn giản”, ông Đức nhấn mạnh.
Thế nhưng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Tiến Đức chưa đồng tình với nhận định “Việt Nam có 90 triệu dân, trong đó có 50% là phụ nữ, nhưng chưa có quản lý nhà nước”.
Ngoài ra, vị quan chức này cũng cho rằng, việc tinh giản biên chế là chủ trương lớn và ta vẫn đang tiến hành tinh giản. Nếu muốn thành lập một Bộ mới, chúng ta có thể sử dụng nguồn lao động đang tản mạn ở nhiều Bộ ngành khác nhau. Tức là trên cơ sở tổng biên chế đó ta vẫn có thể sắp xếp lại sao cho phù hợp.
“Phải tính tới hiệu quả của Bộ mới”
Bà Bùi Thị An - đại biểu quốc hội đoàn Hà Nôị (Ảnh: VNE) |
Đồng quan điểm với ông Đức, bà Bùi Thị An – đại biểu quốc hội đoàn Hà Nội cũng rất ủng hộ đề xuất trên của bà Kim Ngân.
Bà An nói: “Tôi thấy rất cần thành lập Bộ Phụ nữ bởi nếu đạt được bình đẳng giới sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội. Ở nhiều nước, đóng góp của phụ nữ cho xã hội đã tăng lên rất nhiều nhờ có sự bình đẳng giới.
Phó Chủ tịch Quốc hội muốn thành lập Bộ Phụ nữ gia đình và trẻ em
(GDVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề: "Nên chăng chúng ta có Bộ Phụ nữ, gia đình và trẻ em"?
Tôi được biết ở Hàn Quốc hiện đang có Bộ Bình đẳng giới hay còn gọi là Bộ Phụ nữ. Hiện chúng ta cũng đã có Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhưng đó chỉ là một tổ chức chính trị - xã hội chứ không phải cơ quan quản lý Nhà nước nên cần thành lập Bộ Phụ nữ không chỉ để quản lý mà còn để khai thác tiềm năng của phụ nữ - một nửa già dân số Việt Nam. Nếu chúng ta thành lập được một Bộ kiêm được cả gia đình và trẻ em thì càng tốt”.
Cũng theo bà An, các tổ chức chính trị - xã hội hiện có như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ là phong trào chứ không quản lý phụ nữ. Trước đây chúng ta từng có Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, sau đó Ủy ban này được tách ra thành nhiều bộ phận do nhiều Bộ quản lý như Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội hay Bộ Y tế…Điều đó làm cho việc quản lý không tập trung.
“Ngoài ra cũng cần thành lập Bộ Thanh niên bởi theo tôi Trung ương Đoàn dẫu sao cũng chỉ là phong trào chứ không phải cơ quan quản lý Nhà nước trong khi thanh niên là những người có sức trẻ, sự sáng tạo, có tiềm năng vô cùng lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nên nghiên cứu vấn đề này. Tinh giản bộ máy không phải là bỏ số cơ học đi. Có những cái cần bỏ đi, thậm chí bỏ đi nhiều cũng được, nhưng cũng có cái mới cần thiết cho sự phát triển của xã hội thì phải hình thành”, bà An nêu quan điểm.
Tuy nhiên, đại biểu quốc hội này khẳng định, cũng cần phải xem xét laị chức năng của các tổ chức, cơ quan. Nếu chức năng đó trùng với chức năng của Bộ mới thành lập thì phải cắt bỏ đi chứ đừng để bộ máy phình ra nữa.
“Tức là chúng ta có thể lấy nhân sự từ các tổ chức đó cho Bộ mới thành lập để thu gọn bộ máy lại chứ không tuyển mới hết.
Và tất nhiên, trước khi thành lập Bộ mới cũng phải tính tới hiệu quả của nó cho sự phát triển của xã hội. Khi có Bộ mới, không nhất thiết phải xóa sổ các tổ chức hiện có, nhưng cần phải thu gọn lại để phát huy hiệu quả của cơ quan của họ”, bà An nói thêm.