Họ là những cặp anh em ruột thịt, cùng chí hướng ra nhập quân đội nhân dân Việt Nam. Thông thạo kỹ thuật điều khiển thiết bị khí tài, trình độ chuyên môn cao đã khiến những cặp anh em đó lại có cơ hội gặp nhau trên trường bắn diễn tậpAnh em họ “Vũ”:
Đại úy Vũ Hồng Đường - Đại đội trưởng Đại đội 4 và Trung úy Vũ Hồng Đặng - Phó đại đội trưởng Đại đội 31, Trung đoàn 228, Sư đoàn 365. Ảnh: Hồng Linh |
Có lẽ, đây là cặp anh em ruột trẻ nhất trường bắn mà chúng tôi gặp được. Họ đã từng cùng học ở Tiểu đoàn 6, Học viện PK-KQ, ra trường lại cùng về nhận công tác ở một trung đoàn. Từ khi tốt nghiệp Học viện, cả hai anh em đều năm nào cũng có mặt tại trường bắn. Còn ở đơn vị, cả hai đều rất yêu thể dục, thể thao và văn hóa, văn nghệ. Cậu em Vũ Hồng Đặng chuẩn bị cưới vợ. Lúc đầu, ngày cưới được ấn định đúng ngày bắn đạn thật, nhưng bây giờ thì đã được lùi lại 5 ngày. Chú rể bật mí: "Cả hai gia đình và cô dâu xem ti vi, thấy đài truyền hình đưa tin và những hình ảnh rất ấn tượng về đợt diễn tập bắn đạn thật của các lực lượng Phòng không nên không những không trách mà còn thương em nữa. Đơn vị bắn đêm thành công, em mới gọi điện về, cô ấy tíu tít hỏi thăm cứ như đồng đội của em vậy. Ngoài tiêu chuẩn nghỉ cưới vợ, em còn được thưởng thêm 5 ngày do kết quả bắn giỏi nữa đấy".Anh em họ “Võ”:
Đại tá Võ Văn Đàn - Trưởng khoa Khoa Pháo, Học viện PK-KQ và Thiếu tá Võ Văn Phú - Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 280, Sư đoàn 361. Ảnh: Hồng Linh |
Quê họ ở Thanh Chương, Nghệ An và cùng tuổi Tý, một người sinh năm 1960 còn người kia sinh năm 1972. Từ năm 1996, Võ Văn Phú là học viên của khoa Pháo, Học viện PK - KQ và Võ Văn Đàn là thầy giáo của anh. Đại tá Võ Văn Đàn rất vui gặp lại nhiều học trò của mình trên trường bắn, trong đó có em trai của mình. Cùng các đại đội của Trung đoàn đi bắn, Võ Văn Phú vẫn nhớ thuở mình mới về làm trung đội trưởng rồi đại đội trưởng của Đại đội 71 - đơn vị Pháo phòng không 57 mm có khí tài đầu tiên của Quân chủng. Giờ là Trung đoàn phó, anh vẫn được giao đặc trách theo dõi, phụ trách Đại đội này. Anh rất tự hào vì hai anh em đều là “lính” cao xạ. Hai anh em thường trao đổi với nhau nhiều kinh nghiệm trong công việc. Những ngày ở trường bắn này, có lẽ là khoảng thời gian lâu nhất trong năm anh em được gặp nhau.Anh em họ “Vương”:
Thượng tá Vương Quý Văn - Giám đốc Nhà máy A34 và Thiếu tá Vương Cảnh Năng - Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 218, Sư đoàn 361. Ảnh: Hồng Linh |
Người anh đến Trường bắn với nhiệm vụ cùng Nhà máy đảm bảo kỹ thuật cho vũ khí trang bị, còn người em thì cùng Đại đội 16 và 21 đi “đua tài”. Họ đã có gần 10 năm ở cùng Sư đoàn 361. Họ đã 13 lần cùng có mặt ở trường bắn. Vương Quý Văn có nhiều kỉ niệm ở trường bắn diễn tập, anh khó quên được trường hợp khí tài pháo bị hỏng, lực lượng kỹ thuật của Nhà máy đã cùng với ngành thức thâu đêm để sửa và khí tài vẫn đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ trước giờ khai hỏa... Nhìn cách mà họ nói chuyện, ai cũng cảm nhận được tình cảm giữa hai người con họ Vương quê Ứng Hòa, Hà Nội giành cho nhau. Vương Cảnh Năng chân thành: Anh Văn là một tấm gương mẫu mực trong lối sống và trong công việc để tôi học tập và phấn đấu.
Các cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: hải quân các nước; lục quân các nước; không quân các nước; lịch sử quân sự; tin tức; trang bị người lính; mô hình động; mô hình tĩnh; giáo dục quốc phòng ; quốc phòng nhân dân việt nam; phân tích - góc nhìn; vũ khí phòng thủ của iran; sức mạnh quân sự của israel; các lực lượng đặc nhiệm; bảo tàng quân sự các nước; trang bị của không quân Trung Quốc; vũ khí đặc biệt; Trung Quốc thử tàu sân bay; mô hình tĩnh; xe tăng của lục quân, trang bị tên lửa; trang bị thiết yếu của bộ binh.
Theo Infonet.vn