Có lẽ chưa khi nào cái tên Sầm Sơn lại được nhắc đến nhiều như lúc này. Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải các ý kiến xung quanh câu chuyện "chặt chém" dịch vụ cũng như cung cách phục vụ thiếu tôn trọng khách du lịch tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau.
Đã có rất nhiều độc giả gửi đến tòa soạn những ý kiến, suy nghĩ của mình về thực trạng này. Phần lớn bạn đọc đều không mấy thiện cảm với khu du lịch nổi tiếng mà giờ đây đã không còn được yêu thích như xưa. Một trong số ý kiến đó là của độc giả Trịnh Lâm Hải. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải ý kiến này. Mời bạn đọc cùng theo dõi: "Du lịch Sầm Sơn" những từ thực sự đã và vẫn đang trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi với không ít khách du lịch khi đến đây. Bản thân tôi, là một khách du lịch, đã từng đi nhiều nơi, trong nước có, ngoài nước có nhưng thực sự khi đến với Sầm Sơn, tôi chỉ còn biết dùng hai từ "chào thua".
Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đông nghẹt người (Ảnh: Internet). |
Tôi "chào thua" cái cảnh "chặt chém đến hoảng hồn" từ tất cả các dịch vụ đi kèm từ nhà nghỉ, ăn uống đến vui chơi, giải trí, nói chung là các dịch vụ...
Thuê một phòng, giá niêm yết một kiểu nhưng thực tế thì muốn ở còn phải xem chủ nhà lúc đó "vui hay buồn". Nếu chủ vui cộng thêm khách biết cách thì mức giá chắc chỉ tăng gấp đôi là cùng, còn khi chủ không vui lại nhìn thấy ông khách này "gà quá hoặc béo đây" thì giá sẽ đội lên gấp 3, 4 lần... Chính gia đình tôi, có lẽ nhờ may mắn và cộng thêm cái tài "mặc cả" nên khi đến đây đã gặp được bà chủ khá vui tính khi phán mức giá chỉ gấp đôi những gì đã niêm yết: 800.000 đồng thay vì 400.000 đồng/ phòng/ ngày đêm đã niêm yết... Dù biết đắt đấy nhưng chẳng lẽ không đến rồi không ở lại đi về. Và sau này, khi biết thêm một số thứ, lại ngẫm ra rằng, hình như mình vẫn còn may, bởi lẽ, ở cái nơi ai cũng chộp giật, ai cũng trong cảnh thấy tiền hoa mắt, đua nhau "chặt" khách thì số tiền gấp đôi đó vẫn là bị "chém" rẻ... Ăn uống đã kinh hoàng về giá mỗi nơi mỗi kiểu thì các dịch vụ khác còn "phát hoảng" hơn. Đi chỉ 300m đường bằng xe xích lô mà bị tính bằng tới hơn 3 lượt như trong bảng giá niêm yết: "50.000 đồng không mặc cả" (giá niêm yết 15.000 đồng/ lượt)
Đúng như anh bạn của gia đình tôi đã bảo "đi Sầm Sơn có muốn lưu chút kỷ niệm đẹp cũng không được yên". Số chả là, ra Hòn Trống Mái chúng tôi muốn lưu lại vài tấm ảnh về làm kỷ niệm nhưng vô tình lại đứng cạnh vào một hình nộm Tôn Ngộ Không ở cạnh đó. Vậy là, máy chụp xong còn chưa kịp tắt, đã có người chạy ra "xin tiền". Lý do rất đơn giản 10.000 đồng/ kiểu vì anh chị chụp với hình Tôn Ngộ Không của chúng tôi. Không đưa tiền thì không chỉ người lớn, cả trẻ con cũng nhập cuộc "mè nheo, nói những từ rất khó nghe". Thực sự những khách du lịch như chúng tôi chỉ còn biết thốt lên "chán hẳn". Có tình trạng này, xét cho đến cùng thì có thể phân chia ra làm hai nguyên nhân chính. Trước nhất, là ý thức của những người làm du lịch ở đây quá kém. Với lối suy nghĩ làm ăn theo kiểu chộp giật, chỉ nhìn được những đồng tiền nhỏ trước mắt mà không nghĩ đến những sâu xa hơn, cái lớn hơn sau này. Tôi chưa tìm hiểu sâu nhưng qua một vài ý kiến đã đưa ra, nếu đúng là những người làm du lịch ở đây chủ yếu đi lên từ các ngư dân, trước đây chỉ quen đánh bắt cá... thì thực trạng này quả là rất cần phải được quan tâm, xem xét. Không thể đưa những cái bản tính xấu của người nông dân ra để hướng phát triển du lịch được. Thêm vào đó, là vai trò của chính quyền địa phương ở đây thực sự là quá non kém, dù rằng có niêm yết giá, dù rằng đã có loa thông báo nhưng dường như "tiếng thì gần nhưng người còn xa quá". Sự thiếu kiểm tra thường xuyên cộng với các chế tài xử lý không nghiêm minh, không mang tính răn đe cao đã khiến "đã tồi nay còn tồi hơn"... Điều này thực sự cũng cho thấy sự quan liêu, tắc trách, thiếu sâu sát của một bộ phận cán bộ, công quyền ở đây. Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Ở các nước phát triển, họ luôn chú trọng phát triển ngành này, với nguồn thu từ đó đạt rất cao. Ở nước ta một số địa phương như Đà Nẵng, Sài Gòn... đã có những biện pháp rất tích cực và người dân cũng đã được giáo dục, có sự tự nhận thức để phát triển ngành này. Nhưng ở Sầm Sơn, Thanh Hóa thì tôi chưa thấy điều đó, dù rằng, bãi biển ở đây đã có lịch sử khai thác từ khá lâu...
Đúng như anh bạn của gia đình tôi đã bảo "đi Sầm Sơn có muốn lưu chút kỷ niệm đẹp cũng không được yên". Số chả là, ra Hòn Trống Mái chúng tôi muốn lưu lại vài tấm ảnh về làm kỷ niệm nhưng vô tình lại đứng cạnh vào một hình nộm Tôn Ngộ Không ở cạnh đó. Vậy là, máy chụp xong còn chưa kịp tắt, đã có người chạy ra "xin tiền". Lý do rất đơn giản 10.000 đồng/ kiểu vì anh chị chụp với hình Tôn Ngộ Không của chúng tôi. Không đưa tiền thì không chỉ người lớn, cả trẻ con cũng nhập cuộc "mè nheo, nói những từ rất khó nghe". Thực sự những khách du lịch như chúng tôi chỉ còn biết thốt lên "chán hẳn". Có tình trạng này, xét cho đến cùng thì có thể phân chia ra làm hai nguyên nhân chính. Trước nhất, là ý thức của những người làm du lịch ở đây quá kém. Với lối suy nghĩ làm ăn theo kiểu chộp giật, chỉ nhìn được những đồng tiền nhỏ trước mắt mà không nghĩ đến những sâu xa hơn, cái lớn hơn sau này. Tôi chưa tìm hiểu sâu nhưng qua một vài ý kiến đã đưa ra, nếu đúng là những người làm du lịch ở đây chủ yếu đi lên từ các ngư dân, trước đây chỉ quen đánh bắt cá... thì thực trạng này quả là rất cần phải được quan tâm, xem xét. Không thể đưa những cái bản tính xấu của người nông dân ra để hướng phát triển du lịch được. Thêm vào đó, là vai trò của chính quyền địa phương ở đây thực sự là quá non kém, dù rằng có niêm yết giá, dù rằng đã có loa thông báo nhưng dường như "tiếng thì gần nhưng người còn xa quá". Sự thiếu kiểm tra thường xuyên cộng với các chế tài xử lý không nghiêm minh, không mang tính răn đe cao đã khiến "đã tồi nay còn tồi hơn"... Điều này thực sự cũng cho thấy sự quan liêu, tắc trách, thiếu sâu sát của một bộ phận cán bộ, công quyền ở đây. Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Ở các nước phát triển, họ luôn chú trọng phát triển ngành này, với nguồn thu từ đó đạt rất cao. Ở nước ta một số địa phương như Đà Nẵng, Sài Gòn... đã có những biện pháp rất tích cực và người dân cũng đã được giáo dục, có sự tự nhận thức để phát triển ngành này. Nhưng ở Sầm Sơn, Thanh Hóa thì tôi chưa thấy điều đó, dù rằng, bãi biển ở đây đã có lịch sử khai thác từ khá lâu...
Ảnh chụp từ clip |
Ai đi du lịch, đã bỏ tiền ra thì cũng đều mong muốn được phục vụ nhiệt tình, được tôn trọng, không gặp phải nạn chặt chém. Làm khách vui chắc chắn họ sẽ không chỉ đến lại lần 2 mà là lần 3, lần 4, thậm chí là lần n... Nhưng làm phật lòng khách bằng những cung cách "chặt chém" như ở Sầm Sơn đang làm thì chỉ sau một lần họ sẽ "nói lời chào tạm biệt mãi mãi". "Bỏ con săn sắt bắt con cá rô" đó là câu mà ông cha ta vẫn thường dạy đối với những người làm kinh doanh. Nhưng chẳng muốn bỏ con nào như ở đây mà chỉ thông qua những thủ đoạn, hành vi nhằm "chặt chém" khách du lịch để kiểm tiền thì chắc chắn số thu tuy ban đầu có cao nhưng chẳng bao giờ bền vững cả. Hay nói cách khác theo dân dã là "chỉ bán được cho khách một lần rồi thôi". Tôi không phải là một chuyên gia về kinh tế, cũng chẳng phải là chuyên gia xã hội nên chẳng dám đề xuất gì cao siêu. Nhưng từ thực tế, đã đi nhiều nơi, tôi thấy rằng, giờ đây, nếu như những người làm du lịch, những nhà quản lý ở Sầm Sơn, Thanh Hóa dám mạnh tay bài xích vấn nạn "chặt chém" này thì chắc chắn doanh thu của du lịch sẽ cao hơn rất nhiều và bền vững hơn. Nhưng nếu cứ làm du lịch theo kiểu này thì những người làm du lịch ở Sầm Sơn đang tham bát, bỏ mâm...? * Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những hình ảnh, đoạn video về những dịch vụ và văn hóa ứng xử, nạn chặt chém khách du lịch trên cả nước theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY
Độc giả Trịnh Lâm Hải