Ôn thi đại học: Bí quyết để thi tốt môn Sử

07/03/2012 14:32
Ngô Mã Thiên (Trường THPT Lê Thành Phương, Phú Yên
(GDVN) - Làm thế nào để thi tốt môn học này? Xin mách nhỏ với các bạn vài kinh nghiệm sau đây:
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi ôn tập

Trước hết, chia nhỏ giai đoạn. Đặc thù của môn lịch sử là luôn mang tính hệ thống, lô gic. Vì vậy, để ôn tập có hiệu quả, các em nên học theo từng giai đoạn lịch sử và học theo phương pháp chia nhỏ. Mỗi giai đoạn chia ra thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các ý… Ví dụ với lịch sử Việt Nam thì cần chia làm 5 giai đoạn chính: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay. Chia như vậy học sinh dễ nắm nội dung hơn.
Tiếp đến, nên ôn theo các dạng bài sẽ dễ nhớ, dễ hiểu. Thông thường lịch sử có các dạng bài sau: Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch (chú ý đến logic của dạng bài này, gồm: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử); dạng bài các hội nghị, các đại hội; dạng bài lịch sử một nước (cần học theo những vấn đề như: tình hình chính trị, kinh tế, xã hội...).
Bên cạnh đó cũng cần nắm những vấn đề cốt lõi sẽ gặp trong đề thi. Mặc dù kiến thức lịch sử ở lớp 12 rất rộng ở cả 2 phần: Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam nhưng đề thi tuyển sinh thường chỉ xoay quanh một số nội dung chính. Ví dụ với lịch sử thế giới thường gồm: Hội nghị Ianta, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học-công nghệ…

Khi làm bài.

Sau khi nhận đề thi, học sinh cần đọc kỹ lưỡng các câu hỏi trong đề thi và không nên vội vã làm bài ngay. Khi phân tích câu hỏi cần phải xem giới hạn thời gian, nội dung câu hỏi đề cập để tránh tình trạng trả lời thừa hay thiếu. Đối với những câu hỏi cần phải tổng hợp kiến thức, các bạn cần phải xác định rõ xem những nội dung trả lời nằm ở những bài nào.
Đề thi tuyển sinh môn Sử thường có từ 3- 4 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có thang điểm khác nhau. Thường thì câu nào có số điểm cao thì có độ khó hơn và độ dài hơn, với dạng câu hỏi này thì dành nhiều thời gian hơn. Còn những câu hỏi có nội dung ngắn, số điểm ít hơn thì dành ít thời gian hơn. Để tránh tình trạng hay quên cục bộ, khi đặt bút làm bài phải theo nguyên tắc: Câu nào thuộc nhất làm trước, sau đó mới làm các câu còn lại.
Để tránh tình trạng bỏ sót các ý trong phần trả lời các bạn nên đọc kỹ câu hỏi, viết ra nháp các ý chính, trong ý chính đó có bao nhiêu ý nhỏ. Sau đó đọc lại xem còn thiếu ý nào không, lưu ý khi viết phải theo thư tự các ý. Nhiều bạn học sinh có thói quen làm nháp hết các nội dung trả lời ra giấy rồi viết lại vào trong bài. Không nên làm theo cách này, vì sẽ rất mất thời gian chép lại. Có bạn chép lại không kịp vì hết giờ làm bài.

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

Ngô Mã Thiên (Trường THPT Lê Thành Phương, Phú Yên