Rappler ngày 17/8 đưa tin, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói với Trung Quốc, họ không thể bồi lấp đảo nhân tạo để đòi yêu sách biển!
Ông chủ Điện Manacanang đã bất ngờ phản pháo Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi "gã khổng lồ châu Á" khẳng định cái gọi là "quyền" quân sự hóa Biển Đông.
Thứ Ba tuần này ngày 14/8, Tổng thống Rodrigo Duterte đã kêu gọi Bắc Kinh nên ứng xử bình tĩnh tránh để súng bị cướp cò;
Trung Quốc không thể bồi lấp một hòn đảo và nói rằng vùng trời trên đó thuộc về họ. Quyền tự do hàng hải trên vùng biển quốc tế phải được bảo vệ.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Philippines tỏ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: Rappler. |
Sau tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong một văn bản gửi hãng thông tấn Anh quốc Reuters, nhắc lại quan điểm rằng quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), là "lãnh thổ Trung Quốc".
Bắc Kinh rêu rao, họ tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không của các nước khác qua Biển Đông;
"Nhưng Trung Quốc có quyền thực hiện các bước cần thiết để đối phó với máy bay và tàu nước ngoài cố ý đến gần hoặc xâm nhập bầu trời và vùng biển gần các đảo liên quan của Trung Quốc, hành động khiêu khích, đe dọa an toàn của lực lượng Trung Quốc đóng quân ở đó", tuyên bố viết. [1]
Ngày 17/8 phát biểu tại thành phố Davao, Tổng thống Rodrigo Duterte một lần nữa nhắc lại với Bắc Kinh rằng:
"Bạn không thể tạo ra hòn đảo ở đó và đòi yêu sách các vùng biển. Đó không phải là đảo (tự nhiên). Đảo nhân tạo không thật và bị cấm ở vùng biển quốc tế.
Tại sao các bạn phải nói những lời khó chịu đó? Không cần thiết phải như vậy. Chúng tôi là bạn của các bạn.
Vì chúng ta là bạn bè, bạn đừng nói với chúng tôi rằng: Philippines, hãy rời khỏi đây, có chuyện gì xảy ra phải tự chịu trách nhiệm.
Các bạn biết rất rõ chúng tôi sẽ không tấn công bất kỳ ai ở đó. Và chúng tôi là một bên yêu sách của một nhóm các hòn đảo.
Tôi đã nói với các bạn rằng chúng tôi không chuẩn bị gây chiến với các bạn."
Mỹ tuần tiễu 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa, chấn chỉnh phát ngôn của Vương Nghị |
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy 73% người dân Philippines muốn chính phủ khẳng định Phán quyết Trọng tài 12/7/2016;
Cứ 5 người Philippines thì có 4 phản đối nếu chính phủ không làm gì chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. [2]
Cùng ngày 17/6, cựu Ngoại trưởng Philippines, Alberd Del Rosario đã lên tiếng ca ngợi phản ứng nói trên của Tổng thống Rodrigo Duterte:
"10 người Philippines thì có 9 người sẽ được khuyến khích và truyền cảm hứng bởi sự biểu hiện vai trò lãnh đạo tích cực của Tổng thống.
Mặc dù đất nước chúng ta dường như chưa thực thi được những gì đã được khẳng định là đúng đắn, nhưng vẫn chưa phải quá muộn.
Chúng ta vẫn có thể thay đổi con đường chúng ta nên đi, hướng tới một trật tự toàn cầu mà lẽ phải là sức mạnh.
Cần lấy lại sự tôn trọng của các quốc gia có trách nhiệm bằng cách làm cho luật pháp đứng vững.
Cho dù thông qua cơ chế đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN hay cơ chế song phương, chúng ta có hy vọng chiến thắng bành trướng.
Bất kỳ ai xem Phán quyết Trọng tài là một chiến thắng vô nghĩa, họ đều mang tiếng nói của Trung Quốc.
Hãy cho thấy chúng ta không sẵn sàng cam chịu làm nạn nhân vì hỗ trợ và thúc đẩy cách hành xử coi thường pháp luật của Trung Quốc.
Đồng thời chúng ta không thể tiếp tục im lặng.
Bằng cách im lặng, chúng ta đã cung cấp vũ khí cho kẻ xâm lược để chúng gây hại nhiều hơn.
Cục diện Biển Đông, diễn biến và bình luận |
Bằng cách im lặng, chúng ta đã khuyến khích họ bành trướng hơn nữa, xâm hại lãnh thổ và tài nguyên biển của chúng ta.
Là quốc gia có trách nhiệm, Philippines cần phải hành động, 'kháng chiến ôn hòa' chống lại các mối đe dọa với các quyền chủ quyền của mình cũng như hành vi vi phạm pháp luật.
Do đó, đất nước chúng ta phải đối mặt với 2 sự lựa chọn, chúng ta có dám đứng lên bảo vệ sự cai trị của luật pháp, hay mặc định cho phép mình bị Trung Quốc cai trị?"
Thứ Tư ngày 15/8, Tổng thống Rodrigo Duterte đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Philippines giao thiệp với Trung Quốc về một cách tương tác tốt hơn giữa tàu, máy bay hai nước trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Alan Peter Cayetano sẽ đến Bắc Kinh tháng tới để thảo luận và có thể ký một thỏa thuận khung cho phép 2 nước thăm dò chung trên một số khu vực ở Biển Đông. [3]
Nguồn:
[1]https://www.rappler.com/nation/209726-china-rejects-duterte-criticisms-plane-warnings-west-philippine-sea
[2]https://www.rappler.com/nation/209826-duterte-china-cannot-create-islands-claim-sea
[3]https://news.mb.com.ph/2018/08/17/del-rosario-commends-duterte-on-comments-about-chinas-behavior-in-scs/