Pháp công bố báo cáo xuất khẩu vũ khí năm 2012

29/07/2013 07:52
Đông Bình
(GDVN) - Hiện nay, mặc dù Pháp đã báo giá rất cạnh tranh để chiếm thị phần vũ khí quốc tế, nhưng vẫn đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh cũ và mới.
Máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất
Máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất

Theo mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc, ngày 19 tháng 7 Bộ Quốc phòng Pháp đã trình báo cáo xuất khẩu vũ khí năm 2012 lên Quốc hội nước này.

Trong báo cáo phiên bản năm 2013 đã mở rộng và tăng cường đề xướng độ minh bạch được đưa ra năm 2012. Bộ Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian sẽ đưa ra một bản báo cáo mở rộng để giới thiệu và phân tích.

Báo cáo cho biết, kim ngạch đơn đặt hàng xuất khẩu vũ khí năm 2012 của Pháp đạt 4,8 tỷ Euro, đứng vào hàng 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, giảm 26% so với năm 2011 (6,5 tỷ Euro), nguyên nhân giảm kim ngạch xuất khẩu là do số lượng hợp đồng 200 triệu Euro trở lên tương đối ít.

Theo báo cáo, nhu cầu thị trường giảm xuống buộc Pháp phải thông qua các điều khoản đặc biệt để tìm cách cạnh tranh, trong khi đó, Mỹ và các nước xuất khẩu vũ khí mới nổi như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm cuộc cạnh tranh.

Báo cáo nhấn mạnh, việc đánh giá đối với xuất khẩu vũ khí phải chú trọng tính lâu dài: mặc dù hợp đồng có kim ngạch thấp hơn 200 triệu Euro đã tạo được nền tảng thị trường vững chắc, nhưng tỷ lệ hợp đồng lớn rất quan trọng đối với phát triển lâu dài. Pháp báo giá vũ khí rất có sức cạnh tranh, chiếm một bộ phận rất lớn của thị trường công nghiệp quốc phòng.

Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo

Báo cáo cho biết, kim ngạch tiêu thụ năm của công nghiệp quốc phòng Pháp khoảng 15 tỷ Euro, xuất khẩu vũ khí chiếm khoảng 1/3, trực tiếp hoặc gián tiếp đã hỗ trợ cho 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với 150.000 việc làm.

Năm 2012, trong đơn đặt hàng xuất khẩu vũ khí của Pháp, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 52%, trong đó với đơn đặt hàng trị giá 1,2 tỷ USD, Ấn Độ trở thành khách hàng mua trang bị quốc phòng lớn nhất của Pháp.

Ngoài ra, những khách hàng quan trọng khác gồm có Saudi Arabia (636 triệu Euro), Malaysia (460 triệu Euro) và Mỹ (208 triệu Euro).

Hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T do Pháp và Italia hợp tác phát triển.
Hệ thống tên lửa phòng không SAMP-T do Pháp và Italia hợp tác phát triển.
Đông Bình