Dù rất bận với các đề tài nghiên cứu về văn hóa nhưng khi xem xong câu chuyện văn hóa ẩm thực người Hà Nội được mạn đàm trên báo chí nước ngoài, cụ thể là lời nhận xét của phóng viên AFP về sự thô lỗ của người bán phở Hà Nội, GS Trần Lâm Biền cảm thấy buồn. Ông buồn vì người ta vẫn chấp nhận “phở chửi” như một cái “mốt” mới sành điệu, chấp nhận cái phở “trần tục” bây giờ.
Ở khía cạnh ẩm thực, GS Trần Lâm Biền cho rằng phở không đơn giản chỉ là món ăn mà nó còn là văn hóa ẩm thực. Ngày xưa người ta ăn phở là bằng đầy đủ sự cảm nhận từ giác quan: Vị giác, thị giác, khứu giác…
GS Trần Lâm Biền - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nội |
Theo hồi tưởng của GS Trần Lâm Biền, phở ngày khi người ta rao, tiếng rao len lỏi qua từng góc phố mà chưa nghe tiếng rao người ta đã ngửi thấy cái mùi thơm đặc trưng của phở lan tỏa khắp phố rồi.
Nói người bán phở Hà Nội thô lỗ cũng chẳng oan sai
Phóng viên Cat Barton của AFP chê người bán phở Hà Nội… thô lỗ!
“Còn bây giờ đi ăn phở có dí mũi vào bát phở hay nồi nước dùng cũng chỉ còn lại cái mùi trần tục mà thôi. Ở Hà Nội bây giờ không còn phở truyền thống nữa, cái phụ gia xưa chế biến cũng bị lãng quên, người ta vội vàng ăn bát phở và nói “bừa” đó là phở truyền thống nhưng thực sự không phải là phở truyền thống” – GS Trần Lâm Biền chia sẻ.
Nói đến cảm nhận của phóng viên hãng AFP về chuyện ăn phở Hà Nội muốn ngon thì phải kèm gia vị "chửi", GS Trần Lâm Biền cho rằng không thể trách người ta đươc bởi hiện tại chắc có lẽ chỉ ở ta mới chấp nhận vừa mất tiền ăn vừa nghe chửi như một thứ "mốt" trong văn hóa.
“Suy cho cùng, nói Hà Nội thanh lịch thì trước hết con người đối xử với nhau phải có văn hóa. Còn việc phở quán này được xem là ngon hơn quán phở khác được người ta đến nhiều là điều tất yếu nhưng lợi dụng điều đó cùng với sự bực bội của mình để trút lên “thượng đế” dường như đang là mốt. Người ta đang cố đi tìm cái gì đó đặc biệt, khác đời để phủ đậy lên cái hụt hẫng tinh thần, và người ta vẫn chấp nhận cái đó” – GS Trần Lâm Biền nhận xét.
Nhưng theo GS Biền, chuyện “phở chửi” đang là cái “ung nhọt” thật sự, cái ứng xử vô văn hóa, thiếu văn hóa chứ không có gì hay ho. “Vì thế trong tương lai khi nhận thức văn hóa cao hơn, đồ ăn thức uống quy chuẩn hơn thì kiểu cách mà ăn nói tục tĩu, chửi bới trong bán hàng sẽ không còn chỗ đứng. Bởi người Hà Nội bản chất là thanh lịch” – GS Biền nhận định.
Phóng viên Cat Barton của AFP chê người bán phở Hà Nội… thô lỗ? (ảnh: AFP) |
Người Hà Nội cũng không phải thích nghe chửi khi đến ăn một bát phở. “Nhưng khi người ta đang trên con đường tìm lại chính mình, tìm lại cái gì đã mất mà muốn thấy cái gì đã mất rất lâu, người ta phải trải qua “cú sốc” về tinh thần như thế mới dễ nhìn lại để thấy mình và cái vô văn hóa trong ứng xử qua câu chuyện bát phở chỉ là sự khủng hoảng trên con đường phát triển mà thôi.” – GS Trần Lâm Biền phân tích.
Giáo sư Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, với các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. Ông sinh năm 1938 trong một gia đình trí thức Hà Nội xưa. Cha của ông là bác sỹ Trần Lâm Bảo ( 1905-1985), là 1 trong 10 vị bác sỹ đầu tiên của Việt Nam ngày trước. Gia đình ông có 12 anh chị em, hầu hết đều là trí thức.
Ông là người rất quan tâm và luôn dành tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc. Suốt cuộc đời nghiên cứu của mình ông đã thực hiện hàng trăm bài viết nghiên cứu, nhiều đầu sách mà ông hoặc chủ biên hoặc viết độc lập được tái bản nhiều lần. Đặc điểm làm việc của ông là luôn vận dụng lý thuyết với thực tế cuộc sống. Ngoài nghiên cứu, ông còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh tại nhiều Đại học, Viện Nghiên cứu, rất nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã thành danh là học trò của Ông
Ông là người rất quan tâm và luôn dành tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc. Suốt cuộc đời nghiên cứu của mình ông đã thực hiện hàng trăm bài viết nghiên cứu, nhiều đầu sách mà ông hoặc chủ biên hoặc viết độc lập được tái bản nhiều lần. Đặc điểm làm việc của ông là luôn vận dụng lý thuyết với thực tế cuộc sống. Ngoài nghiên cứu, ông còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu sinh tại nhiều Đại học, Viện Nghiên cứu, rất nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đã thành danh là học trò của Ông
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hoàng Lực