Bày tỏ quan điểm về việc có nên công khai danh tính của người mua dâm hay không, quan chức và các đại biểu Quốc hội khi được hỏi về vấn đề này đều đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, có đại biểu cho rằng, không nên công khai danh tính của gái bán dâm vì làm như vậy sẽ đẩy họ ra xa cộng đồng.
Công khai danh tính người mua dâm để “giảm cầu”
Nói về vấn đề có nên công khai danh tính của người mua dâm hay không, bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Hà Nội, Đại biểu Quốc hội cho biết: “Nếu chỉ xử lý hành vi của người bán dâm là chưa đủ mà còn phải xử lý nghiêm khắc cả người mua dâm. Việc công khai danh tính của người mua dâm cũng là suy nghĩ của không ít người, không phải vì tôi là phụ nữ mà tôi ủng hộ việc công khai danh tính của người mua dâm.
Nhưng theo tôi, với những nước Á Đông như nước ta việc công khai danh tính của người mua dâm cũng là một biện pháp tạo dư luận xã hội khiến tệ nạn mại dâm có thể được hạn chế. Hơn nữa mại dâm là hoạt động có cầu có cung nên khi chúng ta công khai danh tính người mua dâm cũng đã là một biện pháp làm giảm “nguồn cầu”.
Công khai danh tính người mua dâm sẽ ngăn chặn tệ nạn xã hội
Theo Đại tá Hồ Sỹ Tiến – quyền Cục trưởng Cục CSĐT về TTXH (C45 – Bộ Công an), việc công khai danh tính người mua dâm và bán dâm có tác dụng ngăn chặn tệ nạn xã hội này.
Đại tá Tiến nói: “Theo pháp luật, những người môi giới mại dâm sẽ bị xử lý hình sự, còn những người mua dâm và bán dâm thì không bị xử lý hình sự nhưng sẽ bị xử lý hành chính: phạt tiền, cảnh cáo, gái bán dâm bị đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm, đưa thông tin của người mua dâm về địa phương… Tất cả đều với mục đích ngăn chặn tệ nạn mại dâm.
Theo quan điểm của tôi, hiện nay tình trạng hoạt động tệ nạn này ngày càng phổ biến và công khai dưới nhiều hình thức khác nhau rất tinh vi, dưới các hình thức kinh doanh có điều kiện. Do đó, việc công khai danh tính người mua dâm và bán dâm có tác dụng ngăn chặn tệ nạn xã hội này.
Đây là hoạt động "có cầu có cung" nên chúng ta phải xử lý cả từ 2 phía: người mua dâm và người bán dâm. Danh tính của người bán dâm được công khai thì danh tính của người mua dâm cũng phải công khai”.
Phải có chế tài xử lý việc công khai một phía
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định pháp luật về phòng chống mại dâm đã quy định rõ việc sẽ gửi tên người mua dâm về cơ quan, đơn vị và nơi cư trú. Tuy nhiên, trong hầu hết các vụ mua bán dâm bị phát hiện, người mua dâm đều “thoát nạn”.
Ông Lợi cho rằng, trong các vụ mua bán dâm đã bị phát hiện chủ yếu chỉ công khai người bán dâm, còn người mua dâm thì hầu hết được giấu tên và “an toàn”. Việc công khai tên và xử lý nửa vời như vậy là chưa công bằng.
“Tôi kiến nghị về hệ thống pháp luật phải xem xét, rà soát lại để quy định rõ hơn và có chế tài xử lý đối với việc chỉ công khai một phía (người bán dâm - PV).
Chúng ta muốn đấu tranh chống mại dâm, chống tệ nạn xã hội mà lại không công khai, thiếu công bằng thì càng khó gấp bội. Trong vấn đề mua - bán dâm xuất phát từ thực tế có cầu mới có cung - đây là quan hệ biện chứng. Vì thế, khi đã chống cung thì phải chống cả cầu, đó là nguyên tắc. Tôi cho rằng cần công khai cả người bán dâm và người mua dâm”, ông Lợi nói.
Không ủng hộ việc công bố danh tính của gái bán dâm
GS, TS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng ủng hộ việc công bố danh tính của những người mua dâm. Theo GS Thi những người mua dâm phải bị xử lý một cách nghiêm minh.
“Hiện nay, Quốc hội cũng đang bàn về chuyện xử lý vi phạm hành chính, trong đó có biện pháp công khai danh tính của người vi phạm.
Việc công bố danh tính của người mua dâm là hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, tôi lại không ủng hộ việc công bố danh tính của gái bán dâm. Để tạo cho họ một con đường hoàn lương gần hơn, tránh mặc cảm với xã hội. Việc này nên cân nhắc một chút, đừng đẩy họ ra xa cộng đồng…”, GS. Thi bày tỏ quan điểm.
Công khai danh tính người mua dâm để “giảm cầu”
Nói về vấn đề có nên công khai danh tính của người mua dâm hay không, bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Hà Nội, Đại biểu Quốc hội cho biết: “Nếu chỉ xử lý hành vi của người bán dâm là chưa đủ mà còn phải xử lý nghiêm khắc cả người mua dâm. Việc công khai danh tính của người mua dâm cũng là suy nghĩ của không ít người, không phải vì tôi là phụ nữ mà tôi ủng hộ việc công khai danh tính của người mua dâm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP. Hà Nội |
Công khai danh tính người mua dâm sẽ ngăn chặn tệ nạn xã hội
Theo Đại tá Hồ Sỹ Tiến – quyền Cục trưởng Cục CSĐT về TTXH (C45 – Bộ Công an), việc công khai danh tính người mua dâm và bán dâm có tác dụng ngăn chặn tệ nạn xã hội này.
Đại tá Tiến nói: “Theo pháp luật, những người môi giới mại dâm sẽ bị xử lý hình sự, còn những người mua dâm và bán dâm thì không bị xử lý hình sự nhưng sẽ bị xử lý hành chính: phạt tiền, cảnh cáo, gái bán dâm bị đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm, đưa thông tin của người mua dâm về địa phương… Tất cả đều với mục đích ngăn chặn tệ nạn mại dâm.
Đại tá Hồ Sỹ Tiến – quyền Cục trưởng Cục CSĐT về TTXH (C45 – Bộ Công an) |
Đây là hoạt động "có cầu có cung" nên chúng ta phải xử lý cả từ 2 phía: người mua dâm và người bán dâm. Danh tính của người bán dâm được công khai thì danh tính của người mua dâm cũng phải công khai”.
Phải có chế tài xử lý việc công khai một phía
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định pháp luật về phòng chống mại dâm đã quy định rõ việc sẽ gửi tên người mua dâm về cơ quan, đơn vị và nơi cư trú. Tuy nhiên, trong hầu hết các vụ mua bán dâm bị phát hiện, người mua dâm đều “thoát nạn”.
Ông Lợi cho rằng, trong các vụ mua bán dâm đã bị phát hiện chủ yếu chỉ công khai người bán dâm, còn người mua dâm thì hầu hết được giấu tên và “an toàn”. Việc công khai tên và xử lý nửa vời như vậy là chưa công bằng.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội |
“Tôi kiến nghị về hệ thống pháp luật phải xem xét, rà soát lại để quy định rõ hơn và có chế tài xử lý đối với việc chỉ công khai một phía (người bán dâm - PV).
Chúng ta muốn đấu tranh chống mại dâm, chống tệ nạn xã hội mà lại không công khai, thiếu công bằng thì càng khó gấp bội. Trong vấn đề mua - bán dâm xuất phát từ thực tế có cầu mới có cung - đây là quan hệ biện chứng. Vì thế, khi đã chống cung thì phải chống cả cầu, đó là nguyên tắc. Tôi cho rằng cần công khai cả người bán dâm và người mua dâm”, ông Lợi nói.
Không ủng hộ việc công bố danh tính của gái bán dâm
GS, TS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng ủng hộ việc công bố danh tính của những người mua dâm. Theo GS Thi những người mua dâm phải bị xử lý một cách nghiêm minh.
GS, TS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội |
Việc công bố danh tính của người mua dâm là hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, tôi lại không ủng hộ việc công bố danh tính của gái bán dâm. Để tạo cho họ một con đường hoàn lương gần hơn, tránh mặc cảm với xã hội. Việc này nên cân nhắc một chút, đừng đẩy họ ra xa cộng đồng…”, GS. Thi bày tỏ quan điểm.
H.C (tổng hợp)