Tàu sân bay mạnh nhất thế giới Gerald R. Ford cơ bản hoàn thành, sắp hạ thủy |
Mạng Phát thanh Trung Quốc ngày 5 tháng 10 đưa tin, ngày 4 tháng 10 có tin cho biết, tàu sân bay động cơ hạt nhân Gerald R. Ford được mệnh danh là tàu sân bay mạnh nhất thế giới, đã cơ bản hoàn thành, sắp hạ thủy vào tháng 11 năm 2013.
Là tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ thứ ba của Quân đội Mỹ, tàu sân bay Gerald R. Ford từ khi chế tạo đến nay đã thu hút sự tập trung chú ý, quan tâm của dư luận quốc tế.
Ngày 10 tháng 9 năm 2008, Hải quân Mỹ và Tập đoàn Northrop Grumman ký hợp đồng tiếp theo trị giá 5,16 tỷ USD, chính thức triển khai công tác chế tạo tàu sân bay Ford.
Ngày 13 tháng 11 năm 2009, tiến hành lắp đặt sống tàu. Hiện nay, tàu sân bay Gerald R. Ford chuẩn bị hạ thủy. Theo kế hoạch, tàu sân bay lớp Ford nhanh nhất sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2015.
Tàu sân bay Gerald R. Ford đang được gấp rút chế tạo có thân rộng 40,8 m, đường băng dài 332,8 m, rộng 78 m, lượng giãn nước 100.000 tấn, là "Big Mac" trên biển hoàn toàn xứng đáng. Tàu sân bay Gerald R. Ford được gọi là tàu sân bay mạnh nhất thế giới, rốt cuộc có tính năng như thế nào? Nó có ý nghĩa chiến lược gì đối với quân Mỹ?
Trước đây, khi thiết kế ra tàu sân bay thế hệ mới, Hải quân Mỹ đều hoàn toàn bắt đầu khởi thảo thiết kế hoàn toàn mới từ con số không, nhưng tàu sân bay lớp Ford đã lấy tàu sân bay lớp Nimitz - chủ lực của Hải quân Mỹ hiện nay làm nền tảng, tiếp tục cải tiến. Tướng "học giả" Trung Quốc Doãn Trác, Chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hóa Hải quân Trung Quốc cho rằng, từ hệ thống động lực tới thiết bị phóng, tàu sân bay Gerald R. Ford đều không hổ danh với vị thế "Big Mac".
Tàu sân bay động cơ hạt nhân Gerald R. Ford |
Theo Doãn Trác, thông tin hóa của tàu sân bay này đạt tới trình độ rất cao, giúp nó có thể nhanh chóng tiến hành tấn công trong chớp mắt, vũ khí laser, vũ khí chùm hạt, trong đó có máy phóng điện từ hiện nay đều có thể sử dụng bình thường.
Hơn nữa, trong tương lai, do đã áp dụng phóng điện từ, tiến hành tác chiến bằng lượng lớn máy bay không người lái đã có khả năng. Còn có một lượng lớn thiết bị đối kháng điện tử, những thiết bị tàng hình nhất định, việc bố trí kho chứa máy bay, xưởng sửa chữa, các trạm làm việc như treo đạn, tiếp dầu đều sẽ khoa học hơn.
Tàu sân bay lớp Ford sẽ không còn sử dụng máy phóng hơi nước để phóng máy bay, chuyển sang sử dụng công nghệ phóng điện từ tiên tiến hơn. Dựa vào thiết bị phóng điện từ, tàu sân bay Gerald R. Ford có thể phóng máy bay nhẹ thì 1-2 tấn, nặng thì 20-30 tấn.
Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz mang theo 75 máy bay, trong thời gian tác chiến 3 ngày, có thể tấn công 248 mục tiêu/ngày. Trong khi đó, tàu sân bay Gerald R. Ford mang theo số lượng máy bay tương tự, nó sẽ có khả năng tấn công 2.000 mục tiêu trở lên.
Xét tới việc sử dụng những vũ khí khác, hiệu quả tác chiến tổng hợp của tàu sân bay này phải cao hơn tàu lớp Nimitz 3 lần. Doãn Trác cho rằng, tàu sân bay lớp Ford sở dĩ được định vị cao như vậy chính là để phối kết hợp với chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Tàu sân bay Gerald R. Ford được mệnh danh là Big Mac trên biển |
Theo Doãn Trác, lực lượng tầm xa của Mỹ với hạt nhân là biên đội tàu sân bay, đối với Mỹ, năng lực điều động của nó hoàn toàn không phải chỉ là sự xa hay gần về cự ly. Thực ra đây là một tiêu chuẩn vươn tới toàn cầu, điều động toàn cầu, tác chiến toàn cầu.
Họ vẫn coi mình là một quốc gia bá quyền thế giới để triển khai lực lượng quân sự tổng thể. Họ yêu cầu có thể tiến hành can thiệp ở các nơi trên thế giới, đây chính là chỗ tương thích với chiến lược quân sự và chiến lược quốc gia của Mỹ.
Những năm gần đây, các nhân sĩ, trong đó có một số quan chức Mỹ cho rằng tàu sân bay đã "lỗi thời", "Thuyết tàu sân bay vô dụng" nhất thời xôn xao. Nhưng, Chính phủ Mỹ lại lấy hành động đã bày tỏ thái độ thực sự của họ đối với tàu sân bay.
Quân Mỹ quy hoạch, trước năm 2058 chế tạo 10 tàu lớp Ford. Doãn Trác cho rằng, sở hữu tàu sân bay vẫn là tiêu chí của Hải quân siêu cường thế giới, phương hướng chiến lược của quân Mỹ sẽ dẫn dắt các nước.
Doãn Trác cho rằng, ngoài ra, trên thế giới các nước khác như Anh, Pháp đều đang sử dụng tàu sân bay tác chiến, Nhật Bản đang phát triển tàu sân bay, Ấn Độ cũng đang phát triển tàu sân bay. Còn có rất nhiều quốc gia "hạng trung" như Brazil, Argentina đang sở hữu tàu sân bay. Cho nên, hiện nay vẫn chưa thấy nước nào từ bỏ tàu sân bay. Sở hữu tàu sân bay vẫn là một tiêu chí chủ yếu của hải quân cường quốc thế giới hiện nay, hơn nữa cũng là một xu thế chủ yếu.
Big Mac trên biển |
Những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm xuống hàng năm, Quân đội Mỹ muốn duy trì số lượng cụm chiến đấu tàu sân bay hiện có, chỉ có thể tìm mọi cách cắt giảm chi phí chế tạo và bảo trì tàu sân bay lớp Ford.
Mặc dù vậy, chi phí phát triển tàu sân bay lớp Ford vẫn nhiều tới 15 tỷ USD. Nền kinh tế Mỹ còn chưa hoàn toàn thoái khỏi suy thoái kinh tế, có thể hỗ trợ cho chương trình đóng tàu khổng lồ của quân Mỹ hay không? Doãn Trác cho rằng, kinh tế suy thoái mặc dù hạn chế sự phát triển của quân Mỹ, nhưng dù nghèo nữa quân Mỹ cũng sẽ không "nghèo" tàu sân bay.
Theo Doãn Trác, kinh tế có vai trò chi phối quan trọng đối với sự phát triển sức mạnh quân sự của Mỹ. Chi phí mua sắm tàu sân bay lớp Ford sẽ vượt xa tàu sân bay lớp Nimitz, nhưng Mỹ cho dù có nghèo đi, họ cũng sẽ không từ bỏ hình thức tổ chức biên đội tàu sân bay, trong đó có tàu sân bay lớp Ford.
Doãn Trác nhấn mạnh, Mỹ đã quyết định chế tạo và đưa vào sử dụng thì tuyệt đối không phải là 1-2 chiếc. Cho dù không thể duy trì 11 biên đội tàu sân bay, họ duy trì 8-9, thậm chí 7-8 biên đội tàu sân bay thì họ vẫn là siêu cường quân sự số 1 thế giới, dựa vào đó, họ có thể duy trì thời gian mấy chục năm.
Siêu tàu sân bay Gerald R. Ford sắp hạ thủy |