The Diplomat ngày 13/4 đăng bài viết "Huấn luyện của Quân đội Trung Quốc: Cửa sổ của văn hóa quân đội" của tác giả Ben Lowsen.
Hình ảnh Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: The Diplomat, Nhật Bản |
Ben Lowsen cho biết, khi ông là một trung úy của Lục quân Mỹ thập niên 1990, ông đã hiểu rõ hai nhiệm vụ chính của quân đội trong thời bình: huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Mục tiêu huấn luyện rõ ràng hơn, đó là rèn luyện năng lực thực hiện chức trách trong tác chiến cho quân nhân, bao gồm tố chất thể lực, sử dụng vũ khí cá nhân và triển khai hành động có hiệu quả trong một đội ngũ nhỏ và đội quân có quy mô lớn, v.v...
Trong khi đó, sẵn sàng chiến đấu tức là đào tạo các kỹ năng sát chiến đấu thực tế. Nếu không có nó thì cá nhân và đơn vị khó có khả năng triển khai thành công trên chiến trường. Nội dung bao gồm bảo trì vũ khí và trang bị, bảo đảm sẵn sàng về y tế, sẵn sàng về hành chính, v.v.v...
Từ cách thức xử lý những nhiệm vụ này của Quân đội Trung Quốc sẽ có thể tìm hiểu được đầy đủ văn hóa quân sự của Trung Quốc.
Sổ tay của sĩ quan Quân đội Trung Quốc phân tách giữa huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, cho dù sẵn sàng chiến đấu chỉ giới hạn ở chuẩn bị chiến đấu trực tiếp.
Huấn luyện được phân làm hai giai đoạn: (1) Chuẩn bị, bao gồm giáo dục chính trị, tổ chức, vật tư, thiết bị và mệnh lệnh. (2) Thực hành và đánh giá. Chuẩn bị bao gồm nghiên cứu và đào tạo, cảnh báo, sửa chữa thiết bị và vật tư, tập luyện sẵn sàng chiến đấu và khảo sát. Các lĩnh vực khác gồm có hành chính, hậu cần, quân y và quản lý trang bị.
Về bản thân huấn luyện, một sổ tay quân sự năm 2005 của Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã quy định 2 loại: Một là, huấn luyện cơ bản, tức là huấn luyện các kỹ năng cá nhân cụ thể và hiệp đồng tập thể. Hai là diễn tập, do đơn vị mô phỏng tình huống chiến đấu thực tế.
Giống như huấn luyện của Lục quân Mỹ, quá trình huấn luyện bắt đầu từ tiến hành đánh giá đối với kỹ năng cần thiết và sử dụng nhiều hình thức huấn luyện như dạy học, làm mẫu, quan sát, thực hành, tập luyện, từ đó đạt được trình độ kỹ thuật cần thiết. Sau đó, tiếp tục từ các kỹ năng cá nhân đơn giản phát triển lên hiệp đồng tập thể phức tạp.
Nhưng sự khác biệt giữa chúng rất rõ rệt. Hệ thống của Quân đội Trung Quốc xem ra được thiết kế từ trên xuống dưới, mục đích là tận dụng mỗi bước đi của quá trình để dẫn dắt quân nhân. Nếu muốn có một hình thức huấn luyện mới, tất cả cơ quan liên quan đều phải đạt được đồng thuận về cách thức tiến hành.
Cùng với việc tái tổ chức gần đây của Quân đội Trung Quốc, các cơ quan tham gia nhiều hơn bất cứ lúc nào trước đây. Nếu quân đội nước khác lần đầu tiên cùng huấn luyện với Quân đội Trung Quốc, thì đúng như trên đã nói, chuẩn bị tốt một kế hoạch được xây dựng cẩn thận và được phê chuẩn.
Trái lại, thói quen của Mỹ là sáng tạo ra các cấu trúc mới để giải quyết những vấn đề không ngừng thay đổi. Chẳng hạn trong Lục quân Mỹ, nhiều năm qua, hoạt động huấn luyện theo quy định hàng năm không ngừng mở rộng, bao gồm cả huấn luyện các đơn vị cụ thể. Nếu không tiến hành các huấn luyện này, không có đơn vị nào có thể tiến bộ về kỹ năng tác chiến.
Ben Lowsen cho biết, ông từng làm việc ở hai hệ thống này, có thể khẳng định, nếu không định nghĩa rõ ràng, không có phương án tổ chức tổng thể để tránh xảy ra bất ổn, thì hệ thống này sẽ luôn gây đau đầu. Tính “mở” của hệ thống huấn luyện Mỹ đòi hỏi người tham gia có năng lực sáng tạo to lớn.
Nhưng, điều này hầu như chuyển hóa thành năng lực lãnh đạo tích cực của các cấp, từ đó đã nâng cao kỹ năng và ý chí chiến đấu cho cá nhân và tập thể. Sĩ quan huấn luyện và học viên Mỹ thông qua trở thành một bộ phận của hệ thống, từ đó thừa nhận hệ thống này.
Trong các lĩnh vực như huấn luyện, Quân đội Trung Quốc đặc biệt chú trọng kỷ luật, hơn nữa đã trao rất nhiều trách nhiệm xã hội, điều này thường sẽ bóp chết sáng tạo.