LTS: Hiệu ứng đám đông chính là thước đo chỉ mức độ văn minh thấp kém. Nó thật đáng sợ! ... cái quyền được mạt sát, nhục mạ, xỉa xói người khác bất chấp hậu quả?
Thạc sĩ Văn học Hồ Tấn Nguyên Minh, thầy giáo trường THPT Lương Văn Chánh, Phú Yên đã chỉ ra sự tàn bạo và hậu quả kinh hoàng của hiệu ứng đám đông qua một số dẫn chứng cụ thể.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết này.
Một lần uống cà phê chuyện phím, bà giáo của tôi nói vui rằng thời này là thời của những vụ đánh hội đồng dã man, của những trận “ném đá” không thương tiếc.
Tưởng như đùa, nhưng ngẫm ra lại là thật. Một sự thật đến chua chát. Thời gian gần đây, báo chí nhan nhản những vụ đánh hội đồng theo cả nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng.
Nghĩa hẹp thì nào là chuyện cả làng hùa vào đánh cẩu tặc cho đến chết, nào là chuyện một nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị một nhóm bạn đánh đến mức hoảng loạn tinh thần chỉ vì không nghe lệnh lớp trưởng.
Nhốn nháo trèo rào vào công viên nước để tắm miễn phí (Ảnh: vov.vn) |
Nghĩa rộng (người Việt hiện nay thường dùng từ ‘đánh” hoặc “ném đá” để chỉ những hành vi phê phán, đặc biệt là phê phán trên Internet) thì là chuyện rất nhiều người đã thi nhau miệt thị không thương tiếc Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc chỉ vì một thông tin bịa đặt, chưa được kiểm chứng.
Hay vừa mới đây thôi là chuyện một nữ sinh hoảng loạn đến mức phải tìm đến cái chết khi bị bạn trai tung clip “nóng” lên mạng xã hội và ngay liền sau đó là hàng ngàn lượt bình luận chửi rủa, mạt sát với những lời lẽ vô cùng cay độc. Và còn nhiều chuyện khác nữa khiến ta không khỏi xót xa, ngao ngán.
Để giải thích hiện tượng này có lẽ phải xuất phát từ hiệu ứng đám đông, từ tâm lí a dua, hùa theo của đám đông.
Đám đông thật mạnh mẽ, phi thường, sự hợp sức của đám đông có thể tạo nên những chiến công rung chuyển, những kì tích vĩ đại. Nhưng đám đông cũng thật dã man, tàn nhẫn khi mê muội chạy theo những điều không trong sáng.
Không cần phải chửi nhanh thế đâu!(GDVN) - Một chiếc smartphone do người Việt sản xuất sắp ra mắt, một sản phẩm hướng tới phân khúc cao cấp. Thay vì khích lệ, hàng loạt lời lẽ chê bai không thương tiếc. |
Khi hiệu ứng đám đông xuất hiện, lý trí dường như bị đè bẹp trước cảm xúc.
Người ta thường không tỉnh táo suy nghĩ, phán xét để nhận ra bản chất sự việc mà chỉ dựa vào cảm xúc nảy sinh từ vẻ bề ngoài của hiện tượng để a dua, hùa theo bất chấp mọi thứ.
Trong những đám đông hung bạo ấy, không phải ai cũng là người xấu.
Có những người bình thường hiền như đất nhưng lạ thay khi hòa trong cảm xúc đám đông, họ lại không thể kiểm soát được hành vi của mình, cứ bị cuốn theo một cách mù quáng.
Đến khi trấn tĩnh lại thì chính họ cũng không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thế làm những điều ngớ ngẩn như vậy. Cho nên sẽ thật nguy hiểm nếu đám đông bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động mà điên cuồng lao vào những mục đích đen tối.
Sự bình yên của cuộc sống sẽ bị đe dọa nếu những vụ “ném đá”, những vụ đánh hội đồng như đã nói trên kia ngày càng nhiều lên.
Thực tế đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải làm sao để hạn chế những đám đông hung hăng, tàn bạo như những kẻ cuồng tín ấy? Làm sao để con người có thể chủ động kiểm soát được hành vi của mình mà không bị chi phối bởi tâm lí a dua, hùa theo?
Tôi nghĩ rằng điểm mấu chốt là nền giáo dục của chúng ta ngay từ những bậc học nhỏ nhất trong Nhà trường phải giáo dục được cho con người phẩm chất văn minh thể hiện qua một trái tim nhân ái, nhân văn; một cách ứng xử tỉnh táo, sáng suốt, nhã nhặn và lịch thiệp.
Thượng Hải: Chen nhau đón năm mới, dẫm đạp làm 35 người chết(GDVN) - Sau khi xảy ra sự cố, Thượng Hải lập tức thành lập tổ công tác do Bí thư Hàn Chính và Thị trưởng Dương Hùng dốc toàn lực ổn định tình hình. |
Một người văn minh sẽ không bao giờ vào hùa vào đám đông để “ném đá” người khác mà không cần biết lí do. Một người văn minh sẽ không bao giờ mạt sát người khác khi chưa rõ ngọn ngành sự việc.
Hành động của một người văn minh sẽ luôn được kiểm soát bởi sự sáng suốt của trí tuệ và sự nhân hậu của tình người.
Và khi cách hành xử văn minh của từng con người được phổ quát thành dân tộc tính thì tin rằng những đám đông dữ tợn kia sẽ không còn nữa.
Cố Giáo sư- Tiến sỹ Trần Văn Khê có lần kể rằng năm 1954 khi ông học tập và làm việc ở Pháp, nghe tin Việt Nam thắng Pháp ở Điện Biên Phủ, một người Việt Nam như ông rất vui mừng nhưng người Pháp thì không.
Một bầu không khí u buồn vây phủ lấy toàn nước Pháp, len lỏi trong từng tâm hồn Pháp. Nhưng điều đáng quý là mặc dù buồn vì đất nước mình thất trận nhưng khi gặp những người Việt Nam đang vui mừng, hớn hở như ông, người Pháp vẫn đối xử rất đàng hoàng, tử tế.
Đó là cách hành xử của một dân tộc văn minh. Không hiểu số phận những người Việt như Giáo sư Khê sẽ như thế nào nếu người Pháp thời ấy cũng vì căm tức, bực bội mà điên tiết lao vào những trận đánh hội đồng.
Nói như thế để thấy việc giáo dục, xây dựng phẩm chất văn minh cho một dân tộc quan trọng biết chừng nào.