Sức chiến đấu của Quân đội Nga tập trung cho hướng Bắc Cực, Biển Đen

29/07/2015 07:09
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Phát triển hạ tầng cơ sở của Hạm đội Biển Đen có tầm quan trọng hàng đầu, còn Hạm đội Phương Bắc có vai trò then chốt trong bảo vệ an ninh biên giới biển Nga.

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 28 tháng 7 dẫn hãng tin RIA Novosti Nga ngày 26 tháng 7 đăng bài viết "Học thuyết biển Nga: Crimea và Bắc Cực được coi là trọng điểm ưu tiên".

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Crimea (ảnh tư liệu)
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Crimea (ảnh tư liệu)

Theo bài viết, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26 tháng 7 đã phê chuẩn học thuyết biển mới. Học thuyết biển mới Nga quy định, phát triển hạ tầng cơ sở của Hạm đội Biển Đen đóng tại Crimea có tầm quan trọng hàng đầu, đồng thời chỉ rõ vai trò then chốt của Hạm đội Phương Bắc trên phương diện bảo vệ an ninh biên giới biển của Nga.

Nguyên nhân sửa đổi học thuyết là tình hình chính trị ở khu vực Biển Đen sau khi Crimea sáp nhập vào Nga và lực lượng chiến lược đột kích chủ yếu của hải quân tập kết ở Hạm đội Phương Bắc.

Căn cứ vào văn kiện mới, nền tảng chính sách Biển Đen Liên bang Nga là đẩy nhanh xây dựng lại và củng cố trận địa chiến lược, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực.

Theo bài viết, học thuyết mới chỉ thị rõ ràng, tăng cường trận địa chiến lược của Nga và hạ đạt nhiệm vụ cụ thể đối với hải quân: hoàn thiện tổ chức lực lượng của Hạm đội Biển Đen và phát triển hạ tầng cơ sở của nó ở ven bờ khu biên cương Krasnodar và Crimea.

Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Nga triển khai máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ở mức độ rất lớn, học thuyết mới sở dĩ trao vai trò đặc biệt cho Hạm đội Biển Đen là do phạm vi nhiệm vụ của hạm đội này tăng lên sau khi Crimea quay trở về nước Nga.

Đặc biệt là, học thuyết biển quy định phải bảo đảm "Hải quân Liên bang Nga có sự hiện diện thường trực đầy đủ ở khu vực Địa Trung Hải". Không còn nghi ngờ gì nữa, một phần tương đối đặt lên vai của Hạm đội Biển Đen, giúp hạm đội sở hữu tàu chiến và tàu ngầm mới.

Theo bài viết, Hạm đội Phương Bắc cũng sẽ tham gia hiện diện của Hải quân Nga ở Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, có điều, căn cứ vào học thuyết mới, Hạm đội Phương Bắc sẽ còn đảm đương một loạt nhiệm vụ độc nhất vô nhị và cực kỳ quan trọng ở Bắc Cực.

Thứ nhất là làm giảm mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Nga và bảo đảm sự ổn định chiến lược của khu vực Bắc Cực. Nói cách khác, Nga sẽ củng cố thế trận lãnh đạo của họ trong nghiên cứu và khai thác vùng biển Bắc Cực.

Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea
Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea

Tờ "Kommersant" Nga ngày 27 tháng 7 đăng bài viết "Nga muốn tăng cường vị thế biển" cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổi mới học thuyết biển thông qua 14 năm trước. Văn kiện mới đã cân nhắc tới sự thay đổi của tình hình địa-chính trị thế giới, đặc biệt là đã làm thay đổi quan hệ giữa Nga và NATO.

Học thuyết mới đã chỉ ra tầm quan trọng của hợp tác với Ấn Độ và Trung Quốc cùng với bảo đảm sự thông suốt của tuyến đường vận tải Crimea.

Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, nguyên nhân chủ yếu sửa đổi học thuyết biển là "tình hình quốc thế có sự thay đổi" và củng cố vị thế "nước lớn về biển" của Nga.

Ông cho biết, học thuyết bao gồm 4 phương diện: hoạt động hải quân, vận tải biển, khoa học kỹ thuật và khai thác khoáng sản; ngoài ra đã phân ra 6 hướng khu vực gồm Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, biển Caspian, Ấn Độ Dương và Nam Cực (bổ sung).

Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea
Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea

Ông Dmitry Rogozin cho biết: "Đối với Nga, Nam Cực là khu vực rất quan tâm". Học thuyết chỉ ra, Nam Cực có tiềm năng tài nguyên to lớn.

Theo ông Rogozin, trọng điểm chủ yếu của học thuyết mới là Đại Tây Dương và Bắc Cực. Trên hướng Đại Tây Dương, ông cho rằng: "NATO đang phát triển tương đối tích cực và thúc đẩy các bước tiến về phía biên giới của chúng tôi".

Học thuyết chỉ ra, quyết định chính sách hải quân Đại Tây Dương của Liên bang Nga là nhằm vào tình hình khu vực của NATO và sự không hoàn thiện của cơ chế pháp lý bảo đảm an ninh quốc tế.

Văn kiện nhấn mạnh, Liên bang Nga không thể chấp nhận "kế hoạch đẩy các công trình hạ tầng quân sự của NATO về phía biên giới Nga" và có ý đồ trao chức năng mang tính toàn cầu cho NATO. Nhiệm vụ lâu dài của Nga ở Đại Tây Dương là bảo đảm tại khu vực này có sự hiện diện hải quân đầy đủ.

Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea
Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea

Trên hướng Thái Bình Dương, Nga có kế hoạch phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời học thuyết chỉ ra, Nga có rất nhiều tài nguyên ở khu vực Viễn Đông, nhưng dân số thưa thớt, không có sự trao đổi với khu vực phát triển công nghiệp của đất nước.

Văn kiện cho rằng: "Tình hình khu vực này xấu đi do sự phát triển mạnh mẽ của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những nước này có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình kinh tế, dân số và quân sự của khu vực".

Trên hướng Ấn Độ Dương, Nga trước tiên có kế hoạch phát triển quan hệ hữu nghị với Ấn Độ. Phần cuối văn kiện cho rằng, Nga có ý định "kiên định và kiên quyết tăng cường vị thế của mình trên các đại dương của thế giới".

Căn cứ vào kế hoạch quân bị quốc gia giai đoạn 2011-2020, Nga sẽ cấp phát cho hải quân 4.700 tỷ rúp (1 USD khoảng 59 rúp). Hải quân cần nhận được 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey, 8 tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Yasen, 8 tàu hộ vệ Type 22350, 6 tàu hộ vệ Type 11356, 6 tàu pháo cỡ nhỏ lớp Buyan và 6 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 11711. 

Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea
Nga triển khai 10 máy bay chiến đấu Su-27SM và 4 máy bay chiến đấu Su-30M2 ở Crimea
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)