Các gia đình làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ?

19/07/2020 13:49
Trúc Diệp
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Mưa bão gây ngập lụt ở nhiều nơi, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn tới những nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối năm có khả năng xuất hiện thêm nhiều cơn áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động trên khu vực biển Đông, trong số đó có 3-4 cơn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền.

Bên cạnh việc phòng chống lụt bão thì vấn đề hết sức quan trọng là làm thế nào hỗ trợ người dân tránh được nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường thực phẩm như: bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh tiêu chảy do virus (rotavirus, enterovirus...)… cũng đang được đặt ra.

Người dân cần hết sức cảnh giác với vấn đề an toàn thực phẩm nhất là trong giai đoạn có mưa lũ.

Người dân cần hết sức cảnh giác với vấn đề an toàn thực phẩm nhất là trong giai đoạn có mưa lũ.

Trong bài viết này chúng tôi xin nêu ra một số nguyên tắc cơ bản giúp người dân có thêm kiến thức bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình:

Thứ nhất, giữ gìn vệ sinh tốt

Cần thiết phải rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; sau mỗi lần đi vệ sinh.

Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến.

Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống

Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác.

Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.

Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa những thực phẩm sống và giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín.

Nấu chín thực phẩm

Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản.

Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ.

Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: Từ 5 đến 60 độ C

Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.

Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ >60 độ C trước khi ăn.

Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn

Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm.

Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.

Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.

Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo.

Trúc Diệp