Căng thẳng cũng khiến bạn thèm ăn

04/06/2019 06:47
An Nhiên (theo boldsky)
(GDVN) - Căng thẳng quá mức làm tăng mức cortisol đã được chứng minh là thúc đẩy cơn đói và thèm ăn.

Có thể có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy đói ngay cả khi vừa ăn xong chưa lâu. Vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn lý do tại sao mình liên tục cảm thấy đói, dưới đây là danh sách các lý do.

Tại sao bạn luôn cảm thấy đói? (Ảnh: theo boldsky).
Tại sao bạn luôn cảm thấy đói? (Ảnh: theo boldsky).

1. Ăn kiêng

Những người đang ăn kiêng luôn cảm thấy đói. Bởi vì một phần của kế hoạch ăn kiêng, mọi người thường hạn chế lượng calo của mình. 

Một chế độ ăn ít calo làm tăng sản xuất ghrelin và gây ra đói, ngay cả sau khi một người vừa ăn xong. 

2. Bệnh tiểu đường type 2

Một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể cảm thấy đói mọi lúc. Lý do là bệnh tiểu đường khiến glucose ở lại trong máu thay vì đến các tế bào, sử dụng nó làm nguồn năng lượng. Điều này làm cho họ luôn có cảm giác đói.

3. Chế độ ăn ít protein

Protein làm tăng sản xuất hormone giữ cho bạn no và làm giảm mức độ hormone kích thích cơn đói. Vì vậy, nếu bạn không ăn đủ protein, bạn có thể có xu hướng cảm thấy đói thường xuyên.

4. Chế độ ăn kiêng low-carb

Carbohydrate phức tạp chứa nhiều chất dinh dưỡng và mất thời gian để cơ thể tiêu hóa, vì vậy điều này gây ra cảm giác no trong một thời gian dài hơn. Mặt khác, carbbohydrate tinh chế không mang lại cảm giác no.

Thiếu ngủ sẽ khiến bạn thèm ăn hơn vào ngày hôm sau

5. Chế độ ăn nhiều đường

Theo một nghiên cứu, ăn quá nhiều đường, đặc biệt là fructose dẫn đến tăng cảm giác ngon miệng. Bởi vì cơ thể sản xuất nhiều ghrelin và ảnh hưởng đến hoạt động của não báo hiệu cơ thể bạn đang đói.

6. Chế độ ăn ít chất xơ

Không ăn đủ thực phẩm nhiều chất xơ làm tăng cảm giác thèm ăn của bạn. Thực phẩm giàu chất xơ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, điều này có lợi cho việc kiểm soát cơn đói của bạn.

Vì vậy, nếu bạn luôn cảm thấy đói, có thể là do bạn đang bỏ lỡ những thực phẩm giàu chất xơ.

7. Không ngủ đủ

Không ngủ đúng cách sẽ phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố tự nhiên của cơ thể, điều này có thể làm tăng cảm giác đói ở một số người.

Theo một nghiên cứu, những người đàn ông có giấc ngủ kém có mức ghrelin cao hơn và ăn nhiều hơn những người ngủ bình thường.

8. Mất nước

Uống nước trước bữa ăn giữ cho dạ dày của bạn no. Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên là do bạn không uống đủ lượng nước, do đó sẽ gây mất nước.

Do đó, mỗi ngày bạn nên uống 8 ly nước và ăn các thực phẩm giàu nước như dưa hấu, cam, bưởi…

9. Tập thể dục nhiều

3 mẹo đơn giản giúp bạn đánh bại cơn thèm ăn

Các bài tập cường độ cao đốt cháy rất nhiều calo. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục hàng ngày có xu hướng chuyển hóa nhanh hơn, điều đó có nghĩa là họ đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi.

Để ngăn chặn cơn đói quá mức từ việc tập thể dục, chỉ cần ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

10. Uống rượu dư thừa

Rượu được biết đến với tác dụng kích thích sự thèm ăn. Rượu ức chế hormone làm giảm sự thèm ăn, chẳng hạn như leptin, đặc biệt là khi bạn uống nó trước hoặc trong bữa ăn. Nên tiêu thụ rượu với số lượng vừa phải hoặc tránh hoàn toàn.

11. Tuyến giáp hoạt động quá mức

Một trong những triệu chứng khi tuyến giáp hoạt động quá mức là đói liên tục.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Tuyến giáp, cường giáp khi hoạt động quá mức sẽ làm tăng năng lượng và giảm trọng lượng cơ thể đáng kể.

12. Căng thẳng quá mức

Căng thẳng là một yếu tố chính khác làm tăng sự thèm ăn của bạn. Căng thẳng quá mức làm tăng mức cortisol đã được chứng minh là thúc đẩy cơn đói và thèm ăn.

An Nhiên (theo boldsky)