Chùm ảnh: Những tác dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết từ cá trắm đen

11/04/2012 18:58
Phú Thọ (TH)
(GDVN) - Cá trắm đen là loại cá nước ngọt, giàu dinh dưỡng, thịt mềm, là thực phẩm rất được ưa chuộng, được xếp vào nhóm thực phẩm có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống ôxy hóa. Chất béo trong cá trắm rất tốt cho tuần hoàn máu và tim mạch. Cá trắm còn có tác dụng chống lão hóa, giúp sáng mắt. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ cá trắm đen, bạn đọc có thể tham khảo.
Cá trắm đen có thể phòng và chữa được một số bệnh như: Nâng sức đề kháng - phòng cúm; Thanh nhiệt giải độc; Thanh nhiệt, trừ thấp; Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn …
Cá trắm đen có thể phòng và chữa được một số bệnh như: Nâng sức đề kháng - phòng cúm; Thanh nhiệt giải độc; Thanh nhiệt, trừ thấp; Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn …
Cá trắm đen có tác dụng phòng cảm cúm, nâng sức đề kháng: Cá trắm đen 1kg làm bỏ vảy, ruột rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, đem hấp, gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, ít bột ngọt, chưng tiếp cho chín. Ăn với cơm.
Cá trắm đen có tác dụng phòng cảm cúm, nâng sức đề kháng: Cá trắm đen 1kg làm bỏ vảy, ruột rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, đem hấp, gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, ít bột ngọt, chưng tiếp cho chín. Ăn với cơm.
Chống suy nhược, mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g, gạo vừa đủ, nấu cháo ăn.
Chống suy nhược, mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g, gạo vừa đủ, nấu cháo ăn.
Chữa đau dạ dày mạn tính: Cá trắm đen 700g làm sạch nấu thành canh. Ăn suông hoặc ăn với cơm cho cả gia đình.
Chữa đau dạ dày mạn tính: Cá trắm đen 700g làm sạch nấu thành canh. Ăn suông hoặc ăn với cơm cho cả gia đình.
Chữa tỳ vị hư nhược hay đau bụng lâm râm, biếng ăn: Cá trắm đen 1 con khoảng 500g, đẳng sâm 10g, thảo quả 1g, trần bì 1,5g, quế bì 1,5g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, muối vừa đủ. Nấu chín ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc.
Chữa tỳ vị hư nhược hay đau bụng lâm râm, biếng ăn: Cá trắm đen 1 con khoảng 500g, đẳng sâm 10g, thảo quả 1g, trần bì 1,5g, quế bì 1,5g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, muối vừa đủ. Nấu chín ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc.
Trị phù nề chi dưới: Thịt cá trắm đen 120g, lá hẹ 1 lượng vừa đủ, nấu canh, ăn cái, uống nước.
Trị phù nề chi dưới: Thịt cá trắm đen 120g, lá hẹ 1 lượng vừa đủ, nấu canh, ăn cái, uống nước.
Chữa thận yếu, tình dục suy giảm, mất ngủ, váng đầu, ăn không ngon: Cá trắm đen 500g, lòng trắng trứng gà 1 quả, phục linh 50g, sơn dược 50g, gừng 3g, hành hoa 10g, giấm rượu vừa đủ. Rửa sạch phục linh, sơn dược, tán thành bột rây mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà, muối, rượu để 20 phút.
Chữa thận yếu, tình dục suy giảm, mất ngủ, váng đầu, ăn không ngon: Cá trắm đen 500g, lòng trắng trứng gà 1 quả, phục linh 50g, sơn dược 50g, gừng 3g, hành hoa 10g, giấm rượu vừa đủ. Rửa sạch phục linh, sơn dược, tán thành bột rây mịn rồi trộn với lòng trắng trứng gà, muối, rượu để 20 phút.
Chữa phụ nữ bị bệnh lâu ngày, cơ thể yếu, kinh nguyệt không đều: Thịt cá trắm đen 150g, lấy dao dần nát. Thêm ít thịt gà, bột tiêu, rượu, muối, hành, gừng. Lấy đũa khuấy một chiều cho đều, vắt nước, cho cá vào giã nhuyễn làm thành nhân vằn thắn. Xương đùi lợn rửa sạch, đập nát, ninh lấy nước rồi cho 6g đông trùng hạ thảo vào túi ninh, khi chín nhừ cho vằn thắn vào nấu lại cho chín để ăn.
Chữa phụ nữ bị bệnh lâu ngày, cơ thể yếu, kinh nguyệt không đều: Thịt cá trắm đen 150g, lấy dao dần nát. Thêm ít thịt gà, bột tiêu, rượu, muối, hành, gừng. Lấy đũa khuấy một chiều cho đều, vắt nước, cho cá vào giã nhuyễn làm thành nhân vằn thắn. Xương đùi lợn rửa sạch, đập nát, ninh lấy nước rồi cho 6g đông trùng hạ thảo vào túi ninh, khi chín nhừ cho vằn thắn vào nấu lại cho chín để ăn.
Chữa quai bị: Dùng mật cá trắm treo chỗ thoáng cho khô, trộn bột chàm (thanh đại) lượng bằng nhau nghiền nhỏ hòa dầu vừng bôi lên chỗ sưng.
Chữa quai bị: Dùng mật cá trắm treo chỗ thoáng cho khô, trộn bột chàm (thanh đại) lượng bằng nhau nghiền nhỏ hòa dầu vừng bôi lên chỗ sưng.
Trị Nhọt độc: Mật cá trắm đen tươi xát vào chỗ sưng đau.
Trị Nhọt độc: Mật cá trắm đen tươi xát vào chỗ sưng đau.
Phú Thọ (TH)