Ngộ độc thức ăn là do vi khuẩn gây nên?

24/06/2012 08:00
Theo SKĐS
Thời tiết nắng nóng như hiện nay, các loại thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ở một vài địa phương đang xuất hiện bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, do đó việc đề cao cảnh giác phòng chống các bệnh tiêu chảy là rất cần thiết.
Thời tiết nắng nóng như hiện nay, các loại thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ở một vài địa phương đang xuất hiện bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, do đó việc đề cao cảnh giác phòng chống các bệnh tiêu chảy là rất cần thiết.

Các bệnh tiêu chảy do ngộ độc thức ăn

Có nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn, trong đó có các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn thường gặp ở nước ta:

Vi khuẩn Staphylococcus aureus có thời gian ủ bệnh ngắn nhất từ 1 - 6 giờ, thường kéo dài dưới 12 giờ tạo ra độc tố gây bệnh tiêu chảy. Vi khuẩn này có thể sinh sôi ở các nhiệt độ khác nhau, do đó nếu thực phẩm được đưa ra ngoài tủ lạnh lâu và sau nấu lại giữ ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tạo độc tố ruột. Bệnh thường xảy ra sau các bữa ăn dã ngoại tập thể có món rau trộn dầu giấm, khoai tây, nước sốt, bánh ngọt. Bệnh nhân có các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn và đau bụng quặn, nhưng ít khi bị sốt.

Vi khuẩn B. cereus có thể gây ra nôn ói với thời gian ủ bệnh ngắn, hay tiêu chảy có thời gian ủ bệnh dài hơn từ 8 -16 giờ, bệnh do một loại độc tố  gây ra tiêu chảy và co thắt bụng là các triệu chứng nổi bật, còn nôn ói thì thường không xảy ra. Tuy nhiên, có thể gặp thể bệnh nôn ói do ngộ độc thức ăn có nhiễm B. cereus do ăn gạo sấy; vi khuẩn có nhiều trong gạo không được nấu chín, các bào tử đề kháng nhiệt của vi khuẩn này có thể tồn tại khi bị đun sôi. Nếu gạo nấu rồi mà không được giữ lạnh, bào tử sẽ nảy mầm và sinh độc tố. Chiên cơm trước khi ăn cũng không thể diệt được độc tố được tạo ra trước và bền với nhiệt độ này. Vì vậy, phòng bệnh này tốt nhất là không dùng loại gạo sấy, hoặc không ăn món cơm mà đổi sang ăn phở, bún, bánh mỳ…

Thức ăn đường phố rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc
Thức ăn đường phố rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn C. perfringens có thời gian ủ bệnh dài hơn từ 8 - 14 giờ, do các bào tử của vi khuẩn bền với nhiệt sống sót trong thịt gia cầm và các loài rau đậu không nấu kỹ. Sau khi ăn, độc tố sinh ra trong đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng và tiêu chảy, ít khi có nôn và sốt. Bệnh thường tự khỏi, hiếm khi kéo dài hơn 24 giờ.

Không phải tất cả các nguyên nhân của ngộ độc thức ăn đều do vi khuẩn. Cũng có khi bệnh nhân bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, trường hợp này có thời gian ủ bệnh ngắn, như chất capsaicin tìm thấy trong ớt và nhiều độc tố khác trong cá, sò, ốc, tôm, cua.

Nhiều trường hợp tiêu chảy không do viêm thì có thể tự khỏi hay được điều trị theo kinh nghiệm, không cần thiết phải xác định nguyên nhân của bệnh.Trường hợp nghi ngờ bệnh tả, người ta sẽ cấy phân tìm vi khuẩn. Tất cả các bệnh nhân có sốt và bằng chứng của bệnh mắc phải ngoài bệnh viện nên được cấy phân tìm mầm bệnh. Các dòng của loại gây xuất huyết đường ruột có thể được nhận diện bằng cách phân loại huyết thanh, hoặc bằng phản ứng lên men đường lactose. Xét nghiệm phân tươi tìm kén của amíp và thể tự dưỡng của ký sinh trùng.

Phương pháp điều trị và phòng bệnh

Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy có thể điều trị ngay nhờ dựa vào bệnh sử, xét nghiệm phân và đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng mất nước. Điểm chính trong điều trị các bệnh tiêu chảy là bồi phụ nước và điện giải. Vì vậy, điều trị bệnh tả và các bệnh tiêu chảy gây mất nước khác nên sử dụng dung dịch oresol theo đường uống. Việc dùng dung dịch oresol uống đã làm giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tả từ trên 50% (nếu không được điều trị) xuống còn dưới 1%. Bệnh nhân mất nước nặng hay những bệnh nhân nôn nhiều không uống được thì phải truyền tĩnh mạch dung dịch Lactat Ringer. Tuy hầu hết các dạng tiêu chảy ở khách du lịch do vi khuẩn E. coli gây ngộ độc đường ruột gây ra thường được điều trị có hiệu quả bằng cách bồi phụ nước, thuốc bismuth subsalicylat hay thuốc giảm nhu động ruột, nhưng thuốc kháng sinh có thể rút ngắn thời gian bị bệnh từ 3 - 4 ngày xuống còn 24 - 36 giờ.

Phòng bệnh bằng các phương pháp: cải thiện điều kiện vệ sinh để hạn chế sự  lây nhiễm theo đường tiêu hóa của các tác nhân gây bệnh đường ruột. Khách du lịch có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh của mình bằng cách chỉ ăn các thức ăn mới nấu, còn nóng; tránh ăn rau sống và các loại trái cây không vỏ, uống nước nấu chín hay nước đóng chai, không uống nước đá. Bismuth subsalicilat là một thuốc dự phòng tiêu chảy cho khách du lịch. Việc điều trị dự phòng có hiệu quả và an toàn trong 3 tuần lễ. Mặc dù kháng sinh điều trị dự phòng có hiệu quả nhưng không được khuyến cáo sử dụng ở người bình thường, mà chỉ dùng cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hay có những bệnh khác làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Để hạn chế bị tác dụng phụ và khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn với các tác nhân kháng thuốc, chỉ nên dùng kháng sinh điều trị ngắn hạn.

Nhờ khả năng hạn chế tỉ lệ bệnh và tử vong của các bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới của vắc-xin, nên nhiều công trình nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra các vắc-xin hữu hiệu chống lại các tác nhân gây bệnh thường gặp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có nhiều hứa hẹn trong việc chế tạo ra các vắc-xin phòng bệnh do các loại vi khuẩn retrovirus, Shigella, V. cholera, S. typhi và E. coli gây ngộ độc đường ruột.

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

11 loại thảo dược dễ tìm giúp bạn có hơi thở thơm tho

Những loại cá nước ngọt cực tốt cho sức khỏe (P2)

Phát hoảng với những thân hình "khủng" nhất thế giới do ăn nhiều

Những loại hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi cắm trong phòng ngủ

Ăn những thực phẩm này, coi chừng bị "tẩy chay" vì... hôi miệng

Chùm ảnh: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh viêm khớp hiệu quả

Quả bơ và 10 tác dụng cực tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biêt?

Những lợi ích không ngờ của cá chép đối với sức khỏe

Điểm danh các loại củ quả ăn nhiều dễ nhiễm độc

Điểm mặt những món ăn cho quý ông ngại... “yêu”

"Delete" chứng hôi chân với thảo dược quanh ta

Mộc nhĩ đen: thực phẩm ngon - vị thuốc quý cho cả gia đình

Theo SKĐS