Quân đội Nhật Bản và Mỹ diễn tập đổ bộ đánh đảo |
Báo TQ quân sư cho Bắc Kinh cách đối phó với tên lửa Việt Nam
(GDVN) - Bài báo của TQ dường như quên mất lịch sử, không biết rằng một khi đã xảy ra chiến sự thì vũ khí thôi không quyết định được chiến thắng.
- Bộ Ngoại giao TQ xuyên tạc, vu vạ không ngớt cho Việt Nam
- Thí sinh Hoa hậu Việt Nam không phải tiếp khách đêm muộn
TQ thừa nhận đã thiết lập "chế độ tuần tra SSCĐ" ở Biển Đông
(GDVN) - "Quân đội Trung Quốc đã “thiết lập chế độ tuần tra sẵn sàng chiến đấu (trái phép trên vùng biển của Việt Nam - PV) bình thường ở vùng biển có liên quan".
Các hoạt động trong cuộc diễn tập đổ bộ được quân đội Nhật Bản tiến hành trong khu vực Vịnh Kaneohe, trên đảo Oahu ngày 1/7/2014.
Đây là lần đầu tiên lực lượng JGSD của Nhật Bản tham gia vào cuộc diễn tập Vành Đai Thái Bình Dương được tổ chức hai năm 1 lần kể từ khi diễn tập đa quốc gia RIMPAC được tổ chức lần đầu tiên các đây 7 năm quanh đảo Honolulu ở quần đảo Hawaii.
Đáng chú ý, đơn vị tham gia diễn tập đổ bộ hôm 1/7 vừa rồi của Nhật Bản chính là trung đoàn đổ bộ (gồm 3000 quân) vừa được Tokyo thành lập dựa trên mô hình của Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ.
Trung đoàn này được cả báo chí Nhật Bản và Trung Quốc cho rằng nó được thành lập để đảm nhiệm nhiệm vụ đánh, giành lại quần đảo Senkaku trong trường hợp bị Trung Quốc đổ bộ tấn công, chiếm quyền kiểm soát.
Nói về cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC có Trung Quốc tham gia, Tân Hoa Xã – một trong những tờ báo lớn và chính thống của Trung Quốc bình luận rằng:
“RIMPAC có lẽ là cuộc diễn tập được tổ chức để quân đội Nhật Bản phô diễn khả năng đổ bộ trước mặt các quân nhân Trung Quốc”.
Theo thông báo của quân đội Mỹ, tổng cộng có 45 chiến hạm nổi, 6 tàu ngầm, 200 máy bay, 25000 sỹ quan và quân nhân đến từ 22 quốc gia khác nhau đang tham gia cuộc tập trận lớn nhất trong năm ở khu vực châu Á - RIMPAC.
Báo Tân Hoa xã tiếp giọng cho rằng “Hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng ngày càng quan trọng trong việc “duy trì” trật tự và an ninh trên các vùng biển quốc tế” và “RIMPAC là một sâu khấu quan trọng để Trung Quốc thực hiện cái mà giới truyền thông Bắc Kinh gọi là “thiện chí” đối với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy hợp tác và trao đổi”.