Tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg |
Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg ngày 1 tháng 10 chính thức nhậm chức Tân Tổng thư ký Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông Jens Stoltenberg thay thế người tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen, trở thành người đứng đầu thứ 13 của NATO. Hơn nữa, điều thú vị là, người đứng đầu NATO này từng là "đối đầu" của NATO - đối tượng tuyển mộ của cơ quan tình báo nổi tiếng KGB Liên Xô.
Từng là Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Na Uy
Ông Jens Stoltenberg ngày 28 tháng 3 tiếp nhận bổ nhiệm của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan hoạch định chính sách của NATO, trở thành người thay thế ông Rasmussen.
Người đứng đầu NATO thông thường đến từ nước thành viên EU, trong khi đó, sĩ quan chỉ huy quân sự cao nhất thường do người Mỹ đảm nhiệm. Ông Jens Stoltenberg trở thành Tổng thư ký đầu tiên của NATO đến từ quốc gia không thuộc EU.
Ông Jens Stoltenberg sinh năm 1959 ở thủ đô Oslo, Na Uy, giành được học vị thạc sĩ kinh tế ở Đại học Oslo. Năm 2000, khi 41 tuổi, ông Jens Stoltenberg trở thành Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Na Uy; mặc dù 7 tháng sau đã mất chức do thất bại trong cuộc bầu cử, năm 2005 ông tiếp tục làm Thủ tướng, năm 2013 từ chức.
Hãng tin AP dẫn lời quan chức tình báo Na Uy cho biết, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, là một nhân vật chính trị có triển vọng lớn trên chính trường Na Uy, ông Jens Stoltenberg từng là đối tượng muốn tuyển mộ của cơ quan tình báo Liên Xô. Nhưng, ông lựa chọn báo cho nhà cầm quyền về ý đồ này của KGB.
Tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg |
Được Nga ủng hộ?
Khác với phong cách cứng rắn của ông Rasmussen, ông Jens Stoltenberg luôn mong muốn tìm kiếm đồng thuận. Ông đều có quan hệ bạn bè với các chính khách Nga và Mỹ.
Sau khi NATO bổ nhiệm Jens Stoltenberg vào tháng 3, ông Jens Stoltenberg lập tức nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Na Uy và Nga tiếp giáp, trong thời gian nhậm chức Thủ tướng Na Uy, ông Jens Stoltenberg đã kết bạn với ông Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cho rằng: "Quan hệ của chúng tôi rất thật, bao gồm quan hệ cá nhân... Ông ấy rất nghiêm túc và có trách nhiệm, chúng tôi sẽ xem quan hệ của chúng tôi sau khi ông ấy nhậm chức sẽ phát triển như thế nào".
Ông Jens Stoltenberg đồng thời là đồng minh kiên định của Mỹ. Ông ủng hộ "cuộc chiến chống khủng bố" của cựu Tổng thống Bush con Mỹ sau cuộc tấn công khủng bố 11/9, ủng hộ điều binh sĩ đóng ở Na Uy tới Afghanistan, còn điều quân đội Na Uy tham gia hành động không kích Libya của NATO.
Giám đốc Kristian Berg Harpviken, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Oslo - cơ quan nghiên cứu Na Uy cho rằng: "Ông ấy hầu như không xảy ra xung đột với ai, ông ấy là 'người xây dựng đồng thuận'... Tôi trông đợi nhiều ngôn từ ôn hòa hơn, ông ấy sẽ tìm cách mở cánh cửa đối thoại".
Tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) |
NATO hiện nay đối mặt với một loạt vấn đề gai góc, bao gồm xung đột Ukraine, Syria và Bắc Phi cùng với vấn đề Afghanistan.
Ông Jens Stoltenberg nhậm chức khi quan hệ NATO-Nga rơi vào vực thẳm, ông có thể giúp hóa giải cuộc khủng hoảng Ukraine hay không và đóng vai trò thế nào trong quá trình này thu hút sự chú ý của dư luận.
Sau khi nhậm chức ngày 1 tháng 10, ông Jens Stoltenberg cho biết, Nga và các nước phương Tây vẫn có cơ hội cải thiện quan hệ. Ông nói, một NATO mạnh mẽ cùng với Nga xây dựng quan hệ mang tính xây dựng không hề mâu thuẫn.