Tên lửa SM-3 Block IB Mỹ |
Lầu Năm Góc ngày 21 tháng 5 tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất của quân Mỹ có kế hoạch triển khai ở Romania vào năm 2015 đã lần đầu tiên bắn thử đạn thật và đạt thành công.
Theo thông báo của Lầu Năm Góc, hoạt động bắn thử này được bắt đầu vào khoảng 1 giờ 35 phút sáng sớm ngày 21 tháng 5 (giờ địa phương) ở Washington, địa điểm là bãi bắn thử hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mặt đất và bãi bắn thử tên lửa Thái Bình Dương của quân Mỹ ở Hawaii.
Trong thời gian bắn thử, quân Mỹ không có đạn thật bắn thử với tư cách là tên lửa mục tiêu, sau đó hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mặt đất tiến hành theo dõi, giám sát, đồng thời sử dụng hệ thống bắn thẳng đứng bắn một quả tên lửa dẫn đường SM-3 Block IB mặt đất.
Lầu Năm Góc cho rằng, một số tính năng của tên lửa SM-3 thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mặt đất được kiểm tra, lần đầu tiên bắn thử tên lửa đạn thật đạt thành công, đã tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mặt đất.
Sau khi Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố thực hiện kế hoạch phòng thủ tên lửa mang tên "Phương án thích ứng từng giai đoạn" ở châu Âu vào năm 2009, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mặt đất trở thành một bộ phận quan trọng.
Theo giới thiệu của Lầu Năm Góc, hệ thống phóng thẳng đứng, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống radar SPY-1 cơ bản tương đồng với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trang bị cho tàu tuần dương và tàu khu trục của quân Mỹ.
Tên lửa SM-3 Block IB Mỹ |
Căn cứ vào kế hoạch của chính quyền Obama, giai đoạn thứ nhất của "Phương án thích ứng theo từng giai đoạn" là triển khai radar mũi nhọn ở Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai 4 tàu chiến quân Mỹ trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis ở Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn thứ hai là triển khai tên lửa SM-3 mặt đất và hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mặt đất ở Romania vào năm 2015, giai đoạn thứ ba là triển khai hệ thống này ở Ba Lan vào năm 2018.
Đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước thành viên cũ thuộc "Khối hiệp ước Vacsava" như Romania và Ba Lan, Mỹ và NATO tuyên bố trọng điểm là để đề phòng mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Iran, cho biết những hệ thống phòng thủ tên lửa này hoàn toàn không nhằm vào Nga, cũng sẽ không làm suy yếu khả năng răn đe chiến lược của Nga.
Nhưng Nga luôn cảnh giác mạnh mẽ, lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu có thể kịp thời đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga, làm cho lực lượng chiến lược của họ “bị bao phủ bởi bóng đen” phòng thủ tên lửa của Mỹ, đối với vấn đề này Nga yêu cầu Mỹ lấy hình thức pháp lý bảo đảm những hệ thống này hoàn toàn không nhằm vào Nga, nhưng Mỹ chỉ đáp lại bằng cam kết trên giấy không có hiệu lực pháp lý.
Tên lửa SM-3 Block IB Mỹ |