Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp APEC vừa qua ở Bắc Kinh. Ảnh: Washington Times. |
Tờ The Epoch Times ngày 26/11 bình luận, chính quyền ông Tập Cận Bình đang thực hiện một cách tiếp cận 3 mũi giáp công để nỗ lực đẩy Mỹ khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mở rộng tham vọng bành trướng lãnh thổ trên biển.
Chiến lược đầu tiên để phá hoại Hoa Kỳ trong khu vực được xác định rõ ràng chỉ một vài ngày trước khi tờ Financial Times phân tích việc Trung Quốc ký hiệp ước hợp tác quân sự với Nga để chống ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ hai, chiến lược của Trung Quốc là tiếp tục thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ ở Biển Đông và Hoa Đông thông qua một chiến lược lâu dài của các hành động quấy rối và xâm nhập các vùng biển láng giềng chưa có điều kiện phái lực lượng bảo vệ.
Chiến lược thứ 3 của Bắc Kinh đang cố gắng tiến hành sau hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Úc là một cuộc tấn công quyến rũ thường đi kèm với lời hứa tiền mặt và những kỳ vọng ảo. Tập Cận Bình đã ký hợp tác chiến lược với 8 đảo quốc ở Thái Bình Dương trong chuyến thăm Fiji từ 21 đến 23/11.
Theo công ty phân tích tình báo IHS Jane, các quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc với 8 đảo quốc Thái Bình Dương bao gồm nhiều mặt như thương mại, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp hàng hải, năng lượng, tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ông Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, quốc hội với cơ quan lập pháp và tương tác giữa các đảng phái với các quốc đảo. Tập Cận Bình hứa rằng sẽ đưa các quốc gia này phát triển trên "chuyến tàu tốc hành Trung Quốc".
Các thỏa thuận đã ký kết với 8 quốc đảo này tương tự như những giao dịch Bắc Kinh đang sử dụng ở Nam Mỹ và châu Phi để mở rộng ảnh hưởng và nó có trọng lượng lớn hơn nhiều so với những gì họ thể hiện. Khi so sánh những gì Bắc Kinh được thừa hưởng trong các giao dịch này, dường như mục đích của Trung Quốc nhiều hơn hợp tác kinh tế.
Milos Alcalay, cựu Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc cho rằng, việc mở rộng hoạt động của Trung Quốc tại các quốc gia này không chỉ về kinh tế mà còn chính trị. Một đất nước như Venezuela đang phải đối mặt với khoản nợ ngày càng cao nên ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế.
Khi một quốc gia trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ thường tìm cách duy trì sự hỗ trợ đó. Etienne Smith, một nhà khoa học chính trị chuyên nghiên cứu châu Phi từ trường đại học Sciences Po của Pháp cho biết, Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của mình buộc 14 nước châu Phi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
The Epoch Times dẫn nguồn AFP cho biết trong các thỏa thuận mà Tập Cận Bình đã ký tại Úc cho thấy khả năng Bắc Kinh bắt đầu tận dụng những giao dịch mới đằng sau hậu trường. Tại Úc đã có những tranh luận rộng rãi về việc các nhà lãnh đạo nước này sẽ sớm bị buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Hoa Kỳ.