Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 7 tháng 8 đưa tin, ngày 6 tháng 8, loạt hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 đã bế mạc ở Kuala Lumpur. Đêm trước khai mạc hội nghị, tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất USS Chicago của Mỹ đã tiến hành chuyến thăm vịnh Subic, Philippines.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ |
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Hiểu Quân trả lời phỏng vấn đài CCTV cho rằng, tàu ngầm USS Chicago đến Philippines để dò đường, trong tương lai sẽ dựa vào ưu thế địa lý của vịnh Subic để giám sát tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Tống Hiểu Quân nghĩ rằng, tàu ngầm hạt nhân Mỹ lựa chọn thời cơ này thăm Philippines, tìm cách “phá rối” hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với ASEAN (?). Chuyên gia này đưa ra quan điểm như vậy là rất lạ.
Theo tờ tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ, tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago lớp Los Angeles Mỹ ngày 3 tháng 8 đến thăm vịnh Subic, Philippines.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago dài hơn 360 thước Anh (khoảng 110 m), có thể chở 170 thủy thủ, có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, bao gồm giám sát, trinh sát, săn ngầm, tác chiến chống tàu chiến mặt nước và thu thập tình báo.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ đến vịnh Subic, Philippines. |
Tống Hiểu Quân cho rằng, tàu ngầm USS Chicago không được gọi là tiên tiến nhất trong số tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ, có năng lực săn ngầm, bắn tên lửa hành trình tấn công đối đất, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lần này, tàu ngầm USS Chicago rõ ràng đến Philippines để dò đường.
Vịnh Subic từng là căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ, vào năm 1992, Quân đội Mỹ rút đi, căn cứ đóng cửa. Đến năm 2014, Philippines tuyên bố sử dụng trở lại vịnh Subic cho mục đích quân sự.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez cho biết, vịnh Subic là cảng nước sâu, vị trí địa lý của nó có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, "nếu chúng tôi muốn triển khai quân đội ở Biển Đông thì có thể trực tiếp sử dụng vịnh Subic".
Theo Tống Hiểu Quân, năm 1998, Mỹ và Philippines đã ký kết thỏa thuận thăm viếng lẫn nhau giữa quân đội hai nước, khi đó, Mỹ muốn triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Philippines. Năm 2014, giữa Mỹ và Philippines đã ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ đến Malaysia ngày 24 tháng 7 năm 2001 (ảnh tư liệu) |
Mỹ cho rằng, số lượng tàu ngầm của Trung Quốc không ngừng gia tăng, đặc biệt là số lượng tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa chiến lược của họ đang tăng lên, tàu ngầm triển khai ở khu vực Biển Đông có thể tấn công Mỹ, Mỹ cần thường xuyên theo dõi các động thái của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
"Để theo dõi tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, Mỹ đã xây dựng căn cứ tàu ngầm ở Guam, nhưng cách Biển Đông vẫn tương đối xa, vẫn cần dựa vào ưu thế địa lý của vịnh Subic" - Tổng Hiểu Quân nói.
Khi nói đến tàu ngầm hạt nhân Mỹ tại sao lựa chọn lúc này để thăm Philippines, Tống Hiểu Quân cho rằng, hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đang tập trung bàn bạc, tàu ngầm hạt nhân Mỹ lại "gươm súng sẵn sàng" ở một bên, "tìm cách phá rối hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với ASEAN".
Trên thực tế, chính lòng tham đòi ăn cướp hầu như toàn bộ Biển Đông (yêu sách đường lưỡi bò) của Trung Quốc, chính Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp biển đảo của Việt Nam, nhảy vào tranh chấp mới là mối đe dọa thực sự đối với hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, là căn nguyên khiến cho các nước lo ngại và đang buộc phải can dự vào khu vực - PV.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Chicago lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ |