Tên lửa đạn đạo Agni-4 Ấn Độ |
Trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 23 tháng 1 đưa tin, Ấn Độ sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo mới có thể lắp đầu đạt hạt nhân.
Chuyên gia Nga lo ngại hành động này có thể gây ra một cuộc chạy đau vũ trang mới ở khu vực Nam Á, thậm chí trong tình huống xấu nhất, có thể gây ra xung đột hạt nhân cục bộ, gây hậu quả cực kỳ bi thảm cho loài người.
Tên lửa được nhắc tới nêu trên là tên lửa Agni-4. Sau khi trải qua một loạt thử nghiệm, Quân đội Ấn Độ chuẩn bị biên chế loại vũ khí này. Tên lửa đạn đạo dòng Agni được Ấn Độ nghiên cứu chế tạo trong khuôn khổ chương trình tên lửa tổng hợp.
Tháng 4 năm 2012, Ấn Độ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Agni-5, tầm bắn tối đa trên 5.000 km. Agni-5 giống như tên lửa khác cùng dòng, có thể lắp đầu đạn hạt nhân nặng 1 tấn.
Nhà nghiên cứu Topeckikanov, Trung tâm an ninh quốc tế, viện nghiên cứu quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới, Viện Khoa học Nga cho rằng, Ấn Độ phát triển lực lượng hạt nhân có mấy mục tiêu: Thứ nhất là đối phó với mối đe dọa hạt nhân, những mối đe dọa này không chỉ có nước láng giềng Pakistan, mà còn có Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo Agni-4 nặng 17 tấn, dài 20 m, trọng lượng đầu đạn hạt nhân đạt 1 tấn. |
Mọi người đều biết, hai nước Trung Quốc, Pakistan đều có chương trình hạt nhân , đều đang nắm công nghệ mới trên phương diện này, tiến hành hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của bản thân.
Để chống lại những mối đe dọa này, Ấn Độ phải xây dựng lực lượng hạt nhân "tam vị nhất thể". Ấn Độ hiện nay yếu nhất về lực lượng hạt nhân trên không, tạm thời chủ yếu dựa vào hệ thống vũ khí mặt đất, trong tương lai sẽ coi trọng lực lượng hạt nhân trên biển.
Có một loại quan điểm cho rằng, nếu chỉ nói từ góc độ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, tên lửa chiến lược có thể lắp đầu đạn hạt nhân, tầm bắn vài nghìn km sẽ hơi dư thừa.
Trên thực tế, tên lửa Agni-5 giống với Agni-4, mục tiêu tấn công thích hợp nhất là lãnh thổ Trung Quốc. Bất kể thế nào đều có thể nói, tham vọng của Ấn Độ đang không ngừng mở rộng, hệ thống công nghiệp quân sự của Ấn Độ luôn bổ sung các loại luận cứ mới cho điều này.
Một chứng cứ ủng hộ cho quan điểm này là Ấn Độ có ý định xây dựng lực lượng hạt nhân tam vị nhất thể. Hiện nay, chỉ có Nga và Mỹ sở hữu lực lượng hạt nhân chiến lược tam vị nhất thể, về hình thức truyền thống gồm 3 bộ phận hợp thành là trên mặt đất, trên biển và trên không.
Phân tán triển khai đầu đạn hạt nhân có thể bảo đảm, một khi bị tập kích bất ngờ, sẽ không khiến cho toàn bộ kho vũ khí hạt nhân đều bị tiêu diệt triệt để. Cho dù hai bộ phận bị phá hủy tùy ý, bộ phận thứ ba cũng có thể tiến hành đáp trả, bảo đảm tiêu diệt kẻ thù hoặc gây tổn thất không thể chấp nhận cho đối phương.
Tên lửa đạn đạo Agni-4 Ấn Độ |
Ấn Độ ngoài tên lửa chiến lược, còn có trang bị đường không lắp đầu đạn hạt nhân, chẳng hạn máy bay chiến đấu Mirage-2000. Mùa thu năm 2013, lò phản ứng tàu ngầm hạt nhân Arihant đầu tiên do chuyên gia Ấn Độ tự chế tạo lần đầu tiên bắt đầu vận hành thử.
Đồng thời, Ấn Độ đang thử nghiệm tên lửa đạn đạo sẽ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân nội địa. Tóm lại, tất cả những điều này cho thấy, Ấn Độ đang tìm kiếm quyền thống trị khu vực, “khơi dậy leo thang chạy đua vũ trang”, cho dù bản thân người Ấn Độ hoàn toàn không tán thành với bình luận này.
Nhà quan sát quân sự Baranets tờ "Komsomolskaya Pravda" Nga cho rằng, Ấn Độ sớm đã tìm cách chiếm vị trí thích đáng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ tồn tại một số vấn đề lãnh thổ nghiêm trọng, hơn nữa còn có đối thủ chiến lược khá mạnh, nhất là Trung Quốc. Khi phát triển lực lượng vũ trang tự thân, Ấn Độ không thể không cân nhắc những nhân tố này.
Không được quên rằng, Ấn Độ cũng muốn duy trì sự hiện diện thực sự ở không gian biển rộng lớn. Đương nhiên, trên phương diện này còn phải tính tới nhân tố Pakistan.
Bất kể Pakistan nói gì, làm gì, Ấn Độ đều rất thận trọng với nước láng giềng, dù sao hai nước cũng thường xuyên "va chạm tóe lửa". Hơn nữa, bất kể Mỹ lớn tiếng lên án như thế nào, Pakistan vẫn tiếp tục phát triển chương trình tên lửa hạt nhân của họ.
Bất kể là nhân tố Pakistan, nhân tố Trung Quốc hay nhân tố hoạt động tích cực của Mỹ ở khu vực, tất cả những nhân tố này đều cần Ấn Độ cân nhắc nghiêm túc trong xây dựng quốc phòng.
Tên lửa đạn đạo Agni-4 có tầm bắn khoảng 4.000 km |
Một số lực lượng khác có thể gây ảnh hưởng tới tình hình khu vực như tổ chức vũ trang Taliban ở Afghanistan và liên minh quốc tế đóng ở Afghanistan do Mỹ đứng đầu, cùng với Trung Quốc, một đồng minh tiềm tàng của Pakistan. Do một loạt nguyên nhân, Ấn Độ luôn coi Trung Quốc là đối thủ.
Ấn Độ bắn thử tên lửa đạn đạo Agni-4 hoàn toàn không gây phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh và Washington. Một số chuyên gia cho rằng, chạy đua vũ trang khu vực đã đạt tới mức độ như vậy, Ấn Độ thử nghiệm tên lửa đạn đạo có thể lắp đầu đạn hạt nhân đã không còn kích động đặc biệt nghiêm trọng đối với nước khác, bất kể là ở đồng minh tiềm tàng hay đối thủ tiềm tàng.
Nhà nghiên cứu Topeckikanov cho rằng, chạy đua vũ trang là một trong những nhân tố không ổn định của địa-chính trị. Bất kể là Ấn Độ hay Trung Quốc, Pakistan đều tuyên bố trong khu vực không tồn tại chạy đua vũ trang.
Nhưng, cạnh tranh công nghiệp quân sự lại rất rõ ràng. Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc tạm thời không cảm nhận được sự thiếu hỗ trợ của bản thân trên phương diện này.
Hiện nay, tuy không nói được tình hình cân bằng hoàn toàn, nhưng có thể tạm thời duy trì cân bằng nhất định. Những nước này hoàn toàn không không xu hướng mang tính xâm lược.
Tên lửa đạn đạo Agni-4 Ấn Độ |
Nhưng, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc đều hiểu rõ, sự xuất hiện của công nghệ mới sẽ tạo ra mối đe dọa mới. Về nguyên tắc, đã xuất hiện cơ hội đánh đòn phủ đầu khiến cho đối phương không thể đáp trả.
Vì vậy, ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan luôn duy trì đối thoại, hơn nữa còn đang đẩy nhanh đối thoại. Mặc dù loại đối thoại này tạm thời chỉ triển khai giữa các đại diện tổ chức phi chính phủ, nhưng kết quả của nó luôn được lãnh đạo các nước sử dụng.
Nếu chạy đua công nghệ quân sự làm cho bất cứ bên nào cảm thấy khu vực quan trọng của mình dễ bị nước khác tấn công, thì không loại trừ khả năng triển khai chặt chẽ đàm phán kiểm soát quân bị khu vực, cho dù tạm thời còn chưa triển khai đàm phán tương tự.
Nhưng, mối đe dọa hiện thực sẽ buộc các bên bắt đầu đàm phán. Sự việc tương tự từng xảy ra trong lịch sử quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ, nhưng mãi cho đến sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, hai nước mới có thể thực sự bắt đầu đi sâu vào đối thoại.
Đàm phán giải trừ quân bị “hoàn toàn phù hợp với yêu cầu” tạm thời vẫn chỉ là triển vọng tương lai hoàn toàn không xác định. Huống hồ, một số chuyên gia còn nghi ngờ, học thuyết mối đe dọa hạt nhân phải chăng áp dụng thích hợp cho Nam Á.
Cần thấy rằng, Ấn Độ và Pakistan là láng giềng, thời gian bay của tên lửa chỉ 3 - 5 phút, về cơ bản không đem lại thời gian cho đối phương lưu lại áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp giải quyết thận trọng, thích đáng. Vì vậy, sự không tin cậy giữa hai nước Ấn Độ-Pakistan luôn tăng lên cùng với sự tăng lên về tiềm lực quân sự.
Tên lửa đạn đạo Agni-5 Ấn Độ |
Nhà nghiên cứu Topeckikanov tin rằng, các nhà chiến lược quân sự hai nước Ấn Độ, Pakistan đều đang thử kịch bản có thể tiến hành tấn công láng giềng, trong đó chỉ có một kịch bản có khả năng nhất xảy ra, đó là trong trường hợp tình hình khu vực Kashmir có tranh chấp xấu đi, hai bên sử dụng vũ khí thông thường tiến hành tấn công, hơn nữa có thể diễn biến thành chiến tranh cục bộ thông thường.
Nếu các lực lượng vũ trang Pakistan không thể bảo vệ biên giới của họ có hiệu quả, Quân đội Ấn Độ sẽ tiến quân thần tốc, tấn công biên giới Pakistan, thậm chí có thể tiến hành tấn công chiều sâu vào lãnh thổ Pakistan, trong tình hình này Pakistan sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Loại kịch bản thứ hai cũng không thể hoàn toàn loại trừ, đó là phát động tấn công hạt nhân một cách sai lầm, chẳng hạn một nước nào đó bắn một quả tên lửa ngoài ý muốn. Điều may mắn là, hiện nay, lực lượng hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan đều không duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Trong các tình huống khác nhau, hệ thống tác chiến của lực lượng hạt nhân Ấn Độ, Pakistan bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cần thời gian 10 giờ đến 1 tuần, điều này tạm thời cũng đã loại trừ khả năng có phản ứng tự phát.
Nhưng, nếu là trong tình hình leo thang xung đột hoặc diễn tập, trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân sẽ tăng lên, tỷ lệ nổ ra chiến tranh hạt nhân đương nhiên sẽ tăng lên.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 Ấn Độ |
Chuyên gia quân sự Baranets suy đoán, khả năng đi đầu tiến hành tấn công hạt nhân sẽ là Pakistan, dù sao thực lực quân sự của Pakistan rõ ràng thấp hơn Quân đội Ấn Độ là một thực tế không tranh cãi. Một số lãnh đạo chính trị và quân sự Pakistan từng cho biết, nếu xung đột với Ấn Độ leo thang nghiêm trọng, Pakistan sẽ bị ép sử dụng đòn sát thủ cuối cùng, đối với Pakistan đó chính là vũ khí hạt nhân.
Nếu tình hình phát triển đến mức tiến hành tấn công hạt nhân lẫn nhau, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Không loại trừ khả năng xung đột hạt nhân cục bộ Ấn Độ-Pakistan leo thang thành xung đột hạt nhân khu vực, thậm chí thế giới. Sự phát triển của tình hình này rất khó dự đoán.
Nhà nghiên cứu Topeckikanov cho rằng, mặc dù tiềm lực quân sự Pakistan thấp hơn Ấn Độ, nhưng Pakistan lại có đầy đủ lực lượng và thủ đoạn phá hoại “việc tốt” của Ấn Độ.
Về chương trình tên lửa, Pakistan chủ yếu dựa vào tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều này có thể lý giải. Bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào đang được Ấn Độ nỗ lực xây dựng hiện nay đều không không thể bảo vệ lãnh thổ của Ấn Độ, đặc biệt là những mục tiêu ở gần biên giới hai nước, tránh bị tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân chiến thuật tấn công, dù sao thì cự ly cũng rất gần.
Tên lửa hành trình của Pakistan không lâu nữa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khu vực Thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Đương nhiên, Pakistan hoàn toàn không có ý đồ chế tạo tên lửa tương đương với Ấn Độ, do nguồn lực của Pakistan có hạn, không có thực lực như Ấn Độ, vì vậy sẽ tiến hành đáp trả phi đối xứng với Ấn Độ.
Tên lửa tầm xa Agni-5 Ấn Độ |
Tóm lại, có thể nói, chạy đua vũ trang tên lửa hạt nhân của Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, trong điều kiện nhất định, có thể dẫn đến xung đột hạt nhân cục bộ. Ở khu vực dân số đông đúc, cho dù là tấn công hạt nhân có hạn thì đều có nghĩa là sẽ có hàng triệu người chết sau vài giây đầu tiên sau khi nổ ra chiến tranh hạt nhân, sau 2 - 3 ngày sẽ có hàng trăm triệu người chết, sau đó do ô nhiễm phóng xạ, đói khát và các nhân tố sinh thái toàn cầu và thảm họa nhân đạo khác, mỗi tháng sẽ có 10 - 20 triệu người chết.
Đương nhiên, đây chỉ là thương vong về lý thuyết. Nhưng, cho dù giả thiết này chỉ có 50% trở thành hiện thực, quy mô của loại thảm họa này đều phải làm cho các nước muốn tiếp tục tăng cường ưu thế quân sự thức tỉnh trở lại, dù sao vũ khí sát thương hiện có của họ đã hoàn toàn có thể thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.