Tân Hoa xã ngày 17 tháng 7 đưa tin, báo chí Thái Lan ngày 15 tháng 7 dẫn Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan xác nhận, Thái Lan tạm gác kế hoạch mua 3 tàu ngầm Trung Quốc, hoãn trình lên nội các xét duyệt.
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Kế hoạch mua tàu ngầm này được Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan tuyên bố vào đầu tháng này và Hải quân Thái Lan đã phê chuẩn một kế hoạch chi tiêu trị giá 36 tỷ baht (tương đương 1,06 tỷ USD) cho nó.
Theo hãng tin Reuters Anh, ông Prawit Wongsuwan là người ủng hộ kiên định cho kế hoạch mua sắm tàu ngầm từ Trung Quốc. Nhưng ngày 15 tháng 7 ông lại tuyên bố tạm gác kế hoạch này.
Vậy tại sao Thái Lan lúc đầu muốn mua tàu ngầm Trung Quốc, sau đó lại tạm gác kế hoạch này?
Trung Quốc cam kết cho vay dài hạn để bán tàu ngầm cho Thái Lan(GDVN) - Thái Lan mua tàu ngầm để bảo vệ vịnh Thái Lan và lợi ích ở biển xa, "cân bằng" với láng giềng; TQ sẽ phải tranh thầu với 3 nước khác gồm Nga, Đức và Hàn Quốc. |
Ông Prawit Wongsuwan nói nguyên nhân tạm gác kế hoạch mua sắm là để hải quân tiếp tục đánh giá về nhu cầu đối với tàu ngầm. "Chúng tôi hiện nay sẽ chờ đợi, sẽ không trình lên nội các phê chuẩn".
Ông nói thêm: "Hiện nay, hải quân phải làm rõ, những tàu ngầm này phải chăng đáng để mua, chúng sẽ tăng thêm bao nhiêu sức mạnh cho Hải quân Thái Lan".
Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đã cân nhắc mua sắm tàu ngầm, Đức và Hàn Quốc đều được cho là nhà cung ứng tiềm năng, mặc dù Thái Lan chưa hề ký kết thỏa thuận với hai nước nói trên.
Điều đáng nói là, hải quân một số nước Đông Nam Á sắp tới đều mua thêm trang bị mới, tàu ngầm cũng là thuộc phạm vi đổi mới.
Hiện nay, Việt Nam đã mua sắm 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Ngoài sở hữu 4 tàu ngầm cũ, Singapore còn đặt mua 2 tàu ngầm của Đức. Indonesia đã đặt mua 3 tàu ngầm của Hàn Quốc.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 7 cũng dẫn mạng tin tức Sputnik Nga ngày 16 tháng 7 đưa tin, Thái Lan tạm dừng mua sắm 3 tàu ngầm động cơ dầu diesel của Trung Quốc. Phó thủ tướng Thái Lan kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwan đã ra tuyên bố trên đài truyền hình quân đội như vậy.
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |
Ủy ban quân bị Thái Lan đã phê chuẩn giao dịch này vào tháng 5 vừa qua, nhưng giao dịch phải được nội các quyết định cuối cùng. Trị giá giao dịch này là 1,1 tỷ USD.
Đồng thời, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, so với cấp phát tài chính của kế hoạch bảo hiểm y tế quốc gia, mua tàu ngầm hợp lý hơn. Tuyên bố này đã bị truyền thông và cộng đồng mạng xã hội Thái Lan phê phán gay gắt.
Chuyên gia Dmitry Mosyakov thuộc Viện nghiên cứu Đông Phương học, Viện Khoa học Nga cho rằng, Washington đã gây sức ép to lớn đối với Bangkok.
Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới(GDVN) - Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc là kỳ quái, là để chơi trò địa-chính trị mới, nhằm vào láng giềng và đã thách thức Mỹ, nhưng Thái Lan cần ASEAN đoàn kết. |
Ông nói: "Trong khuôn khổ chính sách tận dụng liên minh 'bao vây Trung Quốc', Mỹ theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc ở Đông Nam Á, trong khi đó, những nước này hoặc ít hoặc nhiều đều có liên quan tới Trung Quốc.
Đương nhiên, Mỹ đã gây sức ép to lớn đối với Thái Lan, hơn nữa khả năng gây ảnh hưởng đến tầng lớp tinh hoa Thái Lan là rất lớn. Trong tình hình này, chính không hủy bỏ mua tàu ngầm, mà là trì hoãn quyết định là phù hợp nhất với lợi ích của Mỹ trong trờ chơi này.
Trò chơi này không chỉ có sự tham gia của Thái Lan, Mỹ còn lôi kéo Việt Nam, Malaysia, Myanmar và Philippines. So với Philippines, Việt Nam và Malaysia, Thái Lan tương đối bị động trong mặt trận chống Trung Quốc.
Có thể, hiện nay, Mỹ tìm cách làm cho Thái Lan trở nên tích cực hơn, cũng lôi kéo Thái Lan vào mặt trận các nước tuyến đầu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á".
Nga, Đức, Pháp, Thuỵ Điển và Hàn Quốc cũng đề nghị Thái Lan mua sắm tàu ngầm do họ sản xuất. Nhưng, tháng 5 năm nay, Thái Lan đã chọn mua 3 tàu ngầm diesel-điện S-20 (NATO gọi là tàu ngầm lớp Nguyên) của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp Nguyên là tàu ngầm diesel-điện do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo mới nhất, đương nhiên đã sử dụng công nghệ Nga - sau khi mua tàu ngầm Type 877 phiên bản cải tiến-xuất khẩu...
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo |
Loại tàu ngầm này do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, nhưng khả năng chạy êm không thể so sánh với tàu ngầm Nga. Song, nó vẫn được cho là tàu ngầm có tiếng ồn nhỏ. Nó có thể lắp vũ khí tiêu chuẩn như ngư lôi và tên lửa C-80 tầm bắn 120 km.
Chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov cho rằng, giá tàu ngầm Trung Quốc có thể sẽ được Quân đội Thái Lan ưu ái. Ông nói: "Nguyên nhân chính những tàu ngầm này có sức hấp dẫn và cạnh tranh là giá rẻ như bèo".
"Tính năng của tàu ngầm Trung Quốc không có ưu thế, kém tàu ngầm Nga Type 877 về một loạt tính năng, càng chưa nói đến tàu ngầm lớp Amur; cũng không thể so sánh với tàu ngầm cùng cấp của Đức".
Thái Lan tạm thời gác lại kế hoạch mua 3 tàu ngầm Trung Quốc(GDVN) - Thái Lan gác lại để cân nhắc lợi ích; trong khi đó, Myanmar có khả năng mua 16 máy bay chiến đấu Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo. |
Theo chuyên gia này: "Mỹ có một số lo ngại đối với việc Trung Quốc nghiên cứu phát triển tàu ngầm loại này, nhưng chủ yếu hoàn toàn không đến từ tính năng kỹ thuật của tàu ngầm, mà là cơ quan tình báo Mỹ đã coi nhẹ thực tế phát triển tàu ngầm của Trung Quốc".
Trung Quốc và Thái Lan còn có 2 dự án quốc gia. Một là xây dựng đường sắt đi qua Lào, nối với Côn Minh và cảng miền nam Thái Lan. Hai là kênh đào Kra. Sau khi xây dựng xong kênh đào sẽ kết nối Biển Đông với biển Andaman, trở thành tuyến đường thay thế eo biển Malacca.
Mặc dù Bắc Kinh tìm mọi cách phủ nhận tham gia dự án này, tinh thần chống Trung Quốc ở xã hội Thái Lan vẫn không ngừng lên cao. Họ cho rằng, chuyên gia Trung Quốc dùng tiền của Trung Quốc xây dựng kênh đào Kra sẽ giúp Trung Quốc chiếm vị thế thống trị đối với kênh đào và Thái Lan.
Có lẽ, Bangkok sở dĩ không muốn vội vã mua sắm 3 tàu ngầm Trung Quốc là do họ lo sợ đổ thêm dầu vào lửa.