Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới

15/07/2015 07:08
Đông Bình (Tổng hợp)
(GDVN) - Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc là kỳ quái, là để chơi trò địa-chính trị mới, nhằm vào láng giềng và đã thách thức Mỹ, nhưng Thái Lan cần ASEAN đoàn kết.
Gần đây, tàu tuần tra duyên hải Pattani số hiệu 511 của Hải quân hoàng gia Thái Lan quay trở lại nhà máy tiến hành bảo trì, sửa chữa. Tàu này thuộc Type P15T, do nhà máy đóng tàu Trung Hoa - Hỗ Đông, Thượng Hải, Trung Quốc chế tạo.
Gần đây, tàu tuần tra duyên hải Pattani số hiệu 511 của Hải quân hoàng gia Thái Lan quay trở lại nhà máy tiến hành bảo trì, sửa chữa. Tàu này thuộc Type P15T, do nhà máy đóng tàu Trung Hoa - Hỗ Đông, Thượng Hải, Trung Quốc chế tạo.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 14 tháng 7 dẫn tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 12 tháng 7 đưa tin, chính quyền quân sự Thái Lan đã tuyên bố thành lập trong cuộc chính biến vào tháng 5 năm 2014, vì vậy, lập ra nghị viện quốc gia để duy trì hòa bình và trật tự. Chuyên gia cho rằng, chính phủ này có thể tìm kiếm sự ủng hộ và hợp tác về chính trị, quân sự từ Trung Quốc.

Đầu tháng 7 năm 2015, nội các quân sự Thái Lan đã phê chuẩn chương trình mua 3 tàu ngầm tấn công lớp Nguyên Type 039A của Trung Quốc.

Sau cuộc chính biến, Mỹ đã giảm số lần tổ chức diễn tập quân sự liên hợp Cobra Gold với Thái Lan và đã trì hoãn kế hoạch diễn tập quân sự liên hợp năm 2016.

Chủ nhiệm Trung tâm an ninh biển và ngoại giao, Viện nghiên cứu hàng hải Malaysia, Martin Sebastian cho biết, có người lo lắng sự trừng phạt của Mỹ đang đẩy Thái Lan vào vòng tay chính trị của Trung Quốc. "Mỹ đã áp dụng thái độ lạnh nhạt đối với chính quyền quân sự, điều này thể hiện rất rõ trong cuộc diễn tập quân sự Cobra Gold".

Theo mạng sina Trung Quốc, Hải quân hoàng gia Thái Lan là khách hàng truyền thống của tàu chiến mặt nước do Trung Quốc chế tạo, trước khi nhập khẩu tàu tuần tra Type P15T, Hải quân hoàng gia Thái Lan cũng từng nhập khẩu 4 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III và 2 tàu hộ vệ Type F-25T của Trung Quốc.
Theo mạng sina Trung Quốc, Hải quân hoàng gia Thái Lan là khách hàng truyền thống của tàu chiến mặt nước do Trung Quốc chế tạo, trước khi nhập khẩu tàu tuần tra Type P15T, Hải quân hoàng gia Thái Lan cũng từng nhập khẩu 4 tàu hộ vệ lớp Giang Hồ III và 2 tàu hộ vệ Type F-25T của Trung Quốc.

Thitinan Pongsudhirak - Chủ nhiệm Viện nghiên cứu an ninh và quan hệ quốc tế, Đại học Chulalongkorn, Bangkok cho rằng, quyết định này sẽ gây tổn hại cho quan hệ Thái-Mỹ và gây ảnh hưởng bất lợi đối với chiến lược tái cân bằng của Mỹ.

"Bangkok đang chuẩn bị cho một chính sách địa-chính trị nào đó, điều này đòi hỏi Mỹ phải suy nghĩ thận trọng về giá trị và lợi ích của mình ở châu Á". Ông cho rằng, sự chỉ trích của Mỹ là nhân tố thúc đẩy chủ yếu Bangkok ngả về phía Trung Quốc.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Thái Lan duy trì quan hệ trao đổi quân sự vững chắc, về sau hai nước đã tổ chức tập trận chung Cobra Gold vào năm 1982. Từ thập niên 80 thế kỷ trước đến nay, Hải quân Thái Lan bắt đầu mua sắm tàu chiến trên phạm vi toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Italia, Singapore, Scotland, Tây Ban Nha và Mỹ.

Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc từng bán cho Thái Lan 2 tàu hộ vệ Type 25T và 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ III, nhưng 2 loại tàu chiến này đều tồn tại vấn đề công nghệ, bao gồm vấn đề tích hợp công nghệ của bên thứ ba.

Tàu tuần tra Pattani số hiệu 511 Hải quân hoàng gia Thái Lan, mua của Trung Quốc (nguồn mạng sina)
Tàu tuần tra Pattani số hiệu 511 Hải quân hoàng gia Thái Lan, mua của Trung Quốc (nguồn mạng sina)

Cũng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đã mua 1 chiếc tàu sân bay của Tây Ban Nha, nhưng công tác bảo trì gặp rất nhiều khó khăn. Trong phần lớn thời gian, tàu sân bay này đều đậu ở bến tàu, 9 máy bay chiến đấu động cơ phản lực cất hạ cánh thẳng đứng AV-8 Harrier hiện cũng nằm trong trạng thái “chết”.

Chỉ có số ít máy bay trực thăng hải quân ngẫu nhiên tham gia nhiệm vụ cứu trợ thiên tai khu vực, bao gồm một số máy bay trực thăng Knighthawks và Sea Hawk.

Thitinan Pongsudhirak cho rằng, ngay cả Bộ Quốc phòng Thái Lan và chuyên gia phân tích an ninh cũng cảm thấy ngạc nhiên về việc Thái Lan mua tàu ngầm. "Xích lại gần Trung Quốc là điều có thể hiểu được, thậm chí cần thiết, nhưng mua tàu ngầm của Trung Quốc có gì đó không ổn, những nhà thầu khác như Đức và Thụy Điển xem ra tin cậy hơn nhiều".

Ông Pongsudhirak còn cho rằng, chính quyền quân sự Thái Lan luôn không muốn giải thích cho người dân tại sao cần tàu ngầm và tại sao muốn mua tàu ngầm của Trung Quốc. "Quyết định mua tàu ngầm làm cho trò chơi địa-chính trị của Thái Lan lại tăng lên một cấp độ cảnh báo mới, hơn nữa đây là một sự cam kết lớn và lâu dài".

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo
Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

"Điều này chẳng khác nào, trứng của Thái Lan đã bỏ vào giỏ của Trung Quốc - số lượng trứng còn không ít - càng chưa nói còn liên quan đến tiếp tế hậu cần và các vấn đề như tính tương tác".

Lựa chọn mua sắm tàu ngầm của Trung Quốc, tăng cường trao đổi quân sự với Trung Quốc cho thấy Thái Lan sẽ không tiếp tục chịu sức ép chính trị của phương Tây.

Tim Huxley - Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế châu Á, Singapore cho rằng, đối với Thái Lan, Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, hơn nữa giữa hai nước Thái-Trung hoàn toàn không có xung đột an ninh trực tiếp.

Nhưng, Thái Lan cũng hết sức coi trọng khả năng hội tụ của ASEAN, đồng thời rõ ràng phản đối hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông và ảnh hưởng của loại hành vi này đối với các nước thành viên ASEAN.

"Trung Quốc cho rằng, Thái Lan là một người bạn quan trọng của họ ở Đông Nam Á. Nhưng, quan hệ hai nước Trung Quốc-Thái Lan đã phát triển vài chục năm, song, điều mà chúng ta hiện nhìn thấy chỉ là một xu thế đi lên lâu dài, chứ không phải là một sự phát triển mới gây chú ý".

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo
Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

Theo Pongsudhirak: "Thái Lan mua sắm tàu ngầm của Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng với Mỹ, hơn nữa đã tạo ra thách thức đối với chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ".

"Vì vậy, xu thế nghiêng về Bắc Kinh của Thái Lan đã tồn tại một khoảng thời gian, điều này phản ánh quan hệ địa-chính trị trên đất liền, trên biển của Đông Nam Á xuất hiện trạng thái mới.

Trung Quốc có tầm ảnh hưởng mạnh ở sân sau của họ, nhưng cũng bị các nước như Philippines phê phán và gây sức ép trên phương diện chủ quyền lãnh hải (yêu sách 'đường lưỡi bò' bành trướng, phi pháp và lố bịch của Trung Quốc - PV), trong khi đó, Mỹ luôn có ưu thế rõ rệt ở trên biển".

Người dân Thái Lan phê phán mua tàu ngầm Trung Quốc

Tờ "Novaya Gazeta" Nga đưa tin, chuyên gia Hải quân Nga, nhà quan sát tờ "Novaya Gazeta" Mikhail Voitenko viết bài nghi ngờ lý do Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc, cho rằng, một trong những hành động gây nghi ngờ gần đây của tầng lớp lãnh đạo Thái Lan là quyết định mua sắm 3 tàu ngầm của Trung Quốc.

Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo
Tàu ngầm thông thường Type 039A do Trung Quốc chế tạo

Theo Mikhail Voitenko, nói thẳng ra, quyết định này rất kỳ quái. Chuyên gia và người dân Thái Lan ra sức phê phán đối với vấn đề này, bác bỏ tất cả những căn cứ hoang đường do các nhà lãnh đạo nhà nước và quân đội đưa ra khi biện hộ về việc đột ngột phải mua sắm tàu ngầm.

Dù sao, Hải quân Thái Lan chưa từng sở hữu tàu ngầm, đây là một loại tàu chiến hoàn toàn mới đối với họ. Căn cứ chủ yếu của họ là tất cả các nước láng giềng của Thái Lan đều đang mua sắm và sở hữu tàu ngầm.

Nhưng, Thái Lan hầu như không có bất cứ bất đồng nào với các nước láng giềng trong vấn đề biển, huống hồ tàu ngầm căn bản không có "đất dụng võ" ở vùng biển chủ yếu của Thái Lan, đó là vịnh Thái Lan với mực nước tương đối nông.

Do các nước láng giềng đều đang gia tăng vũ trang cho mình, Thái Lan đương nhiên là có lý do lo ngại.

Trên thực tế, tất cả các nước Đông Nam Á và Nhật Bản lân cận đều ngày càng lo ngại đối với Trung Quốc, đối với việc công khai "mạnh bạo" (hung hăng hăm dọa), thậm chí trực tiếp tấn công của Trung Quốc, chẳng hạn xâm chiếm các hòn đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam dùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đối phó kẻ thù có âm mưu và hành động xâm lược
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Việt Nam dùng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, đối phó kẻ thù có âm mưu và hành động xâm lược

Các nước khu vực thể hiện sự lo ngại nhất đối với hành động bành trướng trên biển (như yêu sách “đường lưỡi bò” vô cùng lố bịch và bất hợp pháp - PV) của Trung Quốc là Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia, họ đều là láng giềng của Thái Lan, trong khi đó tàu ngầm của họ cũng làm cho Quân đội Thái Lan cảm thấy lo ngại.

Trung Quốc đã bắt đầu triển khai "cuộc chiến dưới nước" (thủy chiến) thực sự với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, vũ khí chủ yếu tạm thời chỉ là dùng vòi rồng của tàu cảnh sát biển để tấn công mạnh. Trung Quốc muốn lợi dụng hết sức mạnh của mình và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh khu vực.

Nhưng, các “đối thủ cạnh tranh” đã bắt đầu lặng lẽ đoàn kết lại, cùng đối phó Trung Quốc. Điều này có nghĩa là, hiện nay, Thái Lan mua sắm tàu ngầm từ Trung Quốc là nhằm vào láng giềng của họ,

trong khi đó, các nước láng giềng này cũng cảm thấy lo ngại đối với nhà lãnh đạo chính phủ quân sự Thái Lan, hy vọng họ cần duy trì trung lập một cách nghiêm túc, cho dù ở trên phương diện mua sắm vũ khí. Nhưng, những người ủng hộ mua sắm tàu ngầm cho rằng, tàu ngầm có lợi cho Thái Lan tấn công cướp biển và buôn lậu. 

Hải quân Singapore sẽ nhập khẩu tàu ngầm của Đức
Hải quân Singapore sẽ nhập khẩu tàu ngầm của Đức
Đông Bình (Tổng hợp)