Ngày 5/12, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chống lãng phí nguồn lực nhà nước trong đầu tư các trường đại học, cao đẳng công lập”.
Đến dự buổi Tọa đàm này, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, chia sẻ quan điểm:
Sau những Tọa đàm ở đây thì rất nhiều người vào mạng xem những bài viết, rất nhiều phóng viên các báo phỏng vấn tôi về những vấn đề liên quan, ngay như tờ Thời báo Tài Chính họ cử phóng viên đến làm một cuộc nói chuyện với tôi về giáo dục công tư.
Tôi cho rằng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đi đúng hướng và đã đến tai những người cần nghe, có những hiệu quả xã hội rất tốt.
Tôi lắng nghe và thấy mọi người tiếp cận rất nhiều vấn đề, nhưng dường như vẫn nặng về tiếp cận dự án, quản lý dự án mà chưa tiếp cận hệ thống liên ngành và chính sách vĩ mô.Vậy tôi sẽ bổ sung khía cạnh này".
Video: Thiếu đại học đẳng cấp quốc tế, thừa cơ sở không có người học
"Các lĩnh vực nào lãng phí, ở đây mới ghi là lĩnh vực nhà nước thôi, nhưng nếu tính tổng ra từ cái lãng phí này nó sẽ ra 7 lĩnh vực khác lãng phí theo bao gồm của nhà nước, của xã hội, là tiền, là đất…
Lãng phí về tuổi trẻ, đây là tuổi quý nhất để học tập thì giờ đây lại học những cái linh tinh, ở đây chúng ta không chỉ đầu tư về đất, mà kể cả chương trình học nữa, vậy nên để cho tuổi trẻ miệt mài với những định hướng sai.
Lãng phí cả cơ hội đầu tư, cơ hội phát triển và quan trọng nữa là lãng phí uy tín của tập thể, cá nhân, của quốc gia.
Lãng phí trên cơ sở chậm đưa vào sử dụng các công trình dự án như là Đại học Quốc gia, rồi chất lượng xây dựng khiến cho chi phí bảo trì và khấu hao rất lớn.
Thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng khiến dự án 1000 ha đất kéo dài 16 năm |
Không cân đối cho cơ cấu đầu tư cũng là một loại lãng phí, khiến cho không sử dụng hết công suất, hoặc bị thiếu những cơ sở tương ứng, ví dụ chỉ có giảng đường mà không có ký túc xá, hoặc thừa thiếu các phòng chức năng.
Lãng phí nữa là chi thường xuyên cho đội ngũ rất lớn, thậm chí là quá lớn và cào bằng, trong khi chi cho các mục tiêu về đào tạo chuyên môn cũng như các vấn đề khác là không có.
Điều nữa là thiếu trọng tâm, trọng điểm bứt phá và điều này gắn với biểu hiện lãng phí đó là thiếu chuẩn hóa các trường đại học cấp quốc tế, trong khi lại thừa những trường cao đẳng không ai học, cũng chẳng ai dùng.
Lãng phí sự chưa kết hợp, thiếu liên kết, thiếu chuỗi trong đầu tư công tư, cũng như trong chuỗi giáo dục, và chúng ta thiếu cái nhìn đó nên mọi chuyện cứ tách biệt.
Ví dụ quy hoạch khu Đại học trên Hòa Lạc thì mới chỉ là những phép cộng các trường với nhau, mà không có quy hoạch khu chức năng, khu này khu kia của các trường ở gần nhau.
Khu công nghiệp cũng vậy, chỉ là cộng lại các doanh nghiệp chứ không có doanh nghiệp này là đầu vào nguyên liệu của doanh nghiệp kia, như vậy là thiếu chuỗi, thiếu tính hệ thống gây nên lãng phí rất nhiều, không tạo ra chuỗi liên kết. Đó là một ví dụ về thiếu tư duy chuỗi."
(Còn nữa).
Ngày 5/12, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chống lãng phí nguồn lực nhà nước trong đầu tư các trường đại học, cao đẳng công lập”. Đến dự tọa đàm có Giáo sư Nguyễn Anh Trí - đương nhiệm Đại biểu Quốc hội khóa 14. Ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội Khóa 12 -13, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Ông Phan Hồng Dũng, đại diện Vụ kế hoạch, Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bà Nguyễn Thị Huế - Trưởng phòng Quản lý đất đai, Trung tâm Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Nguyễn Văn Tuấn -Trưởng ban quản lý vận hành Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp. |