Giữa muôn vàn lựa chọn tiếng Anh tại trường công lập, phụ huynh không tránh khỏi bối rối. Liệu nên chọn cách dạy học truyền thống hay trải nghiệm công nghệ 4.0 ứng dụng trong chương trình tiếng Anh qua môn Toán và Khoa học? Công nghệ liệu có thay thế tính tương tác thực tế trong lớp học?
Thay đổi tích cực từ công nghệ bài giảng số
Lớp học tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học đang triển khai tại nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở trên cả nước, ảnh: iSMART. |
Giữa làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, các ngành nghề phải chuyển mình để thích nghi. Bản thân ngành giáo dục càng phải tiên phong thay đổi để phát triển nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra những học sinh có tư duy, kỹ năng về công nghệ số.
Không đứng ngoài xu thế phát triển, các đơn vị giáo dục đầu tư phát triển hoặc mua bản quyền Bài giảng số để hỗ trợ giáo viên giảng dạy. Hàng trăm trường tiểu học, trung học cơ sở trên cả nước đã triển khai công nghệ tương tác vào công tác dạy học hằng ngày.
Thực tế đã chứng minh công nghệ Bài giảng số có thể mang lại thay đổi tích cực trên cách dạy học truyền thống vốn nghiêng về đọc-chép, truyền tải kiến thức một chiều và thiếu tính ứng dụng.
Dựa trên khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, iSMART là một trong những đơn vị tiên phong, bền bỉ xây dựng giáo trình Bài giảng số với mong muốn đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 của quốc gia.
Từng thẩm định chương trình iSMART, thầy Nguyễn Duy Huệ - nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tân Triều (thành phố Hà Nội) chia sẻ:
“Học sinh chúng ta phải có khả năng đọc và nghiên cứu những tài liệu nước ngoài. Đối với iSMART, các em học sinh từ tiểu học đã được tiếp cận các thuật ngữ và tư duy trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh.
Giáo án iSMART được thiết kế chặt chẽ và hợp lý. Tiết học vui nhộn và thành công. Điều ấn tượng là phần mềm được thiết kế hấp dẫn, cân bằng tính khoa học và hớp lý về thời gian, phù hợp lứa tuổi học sinh”.
Học sinh được hướng dẫn để tương tác với công nghệ và tương tác với nhau, ảnh: iSMART. |
Để triển khai Bài giảng số vào trường học, mỗi chương trình tiếng Anh đều phải chứng minh chất lượng, quy chuẩn với Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Sở Giáo dục và Đào tạo ở từng địa phương thẩm định, cấp phép.
Sau đó, ban giám hiệu từng trường mới cân nhắc tính phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở vật chất tại trường để chấp nhận triển khai. Tất cả quy trình đó đều để kiểm soát chất lượng đào tạo tại hệ thống cơ sở giáo dục quốc dân.
Nhân tố con người vận hành công nghệ
Tuy nhiên, công nghệ được triển khai không phải để thể thay thế quá trình tương tác giữa thầy trò. Giáo viên phải biết vận dụng công nghệ để truyền đạt kiến thức sinh động và nhanh chóng hơn, giúp học sinh hứng thú, yêu thích việc tự học.
Tùy nhu cầu địa phương, iSMART tuyển chọn giáo viên có chất lượng đầu vào ổn định, kết hợp thi tuyển, dạy thử và đào tạo chuyên sâu trước khi được phép giảng dạy chính thức.
Cụ thể, giáo viên iSMART phải có bằng cử nhân về Giáo dục, Toán, Khoa học, ngôn ngữ Anh, có chứng chỉ giảng dạy quốc tế TESOL/TEFL, riêng giáo viên Việt Nam cần có chứng chỉ IELTS (hoặc tương đương), thành tạo các kỹ năng quản lý lớp, sử dụng công nghệ, kỹ năng mềm.
Có thời gian quan sát và làm việc với giáo viên iSMART, cô Nguyễn Thị Mai Thanh phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trường Tộ (quận 4, TP.HCM) chia sẻ:
“Mỗi lần thầy cô iSMART xuất hiện, học sinh đều mừng rỡ. Đơn vị iSMART đáp ứng kịp thời những yêu cầu của trường như cung cấp giáo viên bản xứ chất lượng, tổ chức chuyên nghiệp các hoạt động ngoại khóa về tiếng Anh.
Công nghệ tốt cần giáo viên tận tâm hướng dẫn học sinh cách làm chủ công nghệ, ảnh: iSMART. |
Tôi rất quý và trân trọng các thầy cô iSMART vì sự nhiệt tình, chuyên nghiệp, có khả năng bao quát lớp tốt, nắm tâm sinh lý từng học sinh. Từ đó, thầy cô chia sẻ lại với giáo viên tại trường để giám sát sức tiến bộ của từng em, tuyệt đối không từ bỏ học sinh nào”.
Công nghệ dường như chưa bao giờ đủ để mỗi cá nhân trau dồi tri thức. Một người thầy tốt luôn biết cách tạo động lực học tập cho trẻ vào những năm học đầu đời.
Tiêu chí để chọn chương trình tiếng Anh liên kết tại trường công thực tế chỉ là bài toán cân bằng giữa điều kiện kinh tế, năng lực học sinh và chất lượng chương trình.
Ngoài mong muốn của phụ huynh, liệu chăng, học sinh nên được lựa chọn chương trình có phong cách sư phạm gần gũi và lấy người học làm trọng tâm?