Ấn Độ có cách trả đũa nếu TQ bán lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan

19/10/2013 16:11
Việt Dũng
(GDVN) - Đa số thành viên Nhóm các nước cung ứng hạt nhân không muốn thấy các cơ sở hạt nhân từ Trung Quốc "chảy vào" Pakistan một cách không hạn chế.
Mô hình ACPR1000 công nghệ điện hạt nhân lò phản ứng PWR lớp triệu kW
Mô hình ACPR1000 công nghệ điện hạt nhân lò phản ứng PWR lớp triệu kW

Tờ "Tin tức" Pakistan ngày 16 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc sẽ bán 2 lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan, dự án lò phản ứng hạt nhân nằm ở thành phố cảng Karachi, miền nam Pakistan, điều này chắc chắn là "đúng lúc có nhu cầu" đối với Pakistan - nước đang thiếu thốn năng lượng.

Bài báo dẫn lời người phát ngôn "nhiều lần nhấn mạnh", hợp tác hạt nhân dân sự Trung Quốc-Pakistan phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của mỗi bên, dùng cho mục đích hòa bình, nhưng cũng tiếp nhận sự giám sát, bảo đảm của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Tờ "Financial Times" Anh nhận xét, việc cung cấp lò phản ứng cho Pakistan đã phản ánh Trung Quốc đang ngày càng tự tin về ngoại giao và công nghệ năng lượng hạt nhân.

Hợp tác hạt nhân giữa Trung Quốc-Pakistan và sự tự tin của Trung Quốc gây ra một số lo ngại cho Ấn Độ. Tờ "Thời báo Kinh tế" Ấn Độ ngày 16 tháng 10 có bài viết nhan đề "Trung Quốc biện hộ cho mình xây dựng lò phản ứng hạt nhân tại Pakistan", theo bài viết, Trung Quốc và Pakistan đều cho biết, lò phản ứng hạt nhân được sử dụng cho mục đích hòa bình và được thực hiện dưới sự giám sát, quản lý an toàn Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

So đồ mặt cắt kết cấu lò phản ứng AP1000
So đồ mặt cắt kết cấu lò phản ứng AP1000

Tờ "Indian Express" ngày 17 tháng 10 cho rằng: "Khác với việc Ấn Độ nhập khẩu lò phản ứng hạt nhân, Pakistan hoàn toàn không tách rời giữa các cơ sở hạt nhân dân sự và quân sự". Còn theo tờ "Daily News and Analysis" Ấn Độ: "Sau khi biết Pakistan muốn có được lò phản ứng hạt nhân từ Trung Quốc, Ấn Độ đã bày tỏ không hài lòng mạnh mẽ đối với Bắc Kinh".

Nhóm các nước cung ứng hạt nhân (Nuclear Suppliers Group, NSG) được thành lập năm 1975, là một cơ chế kiểm soát xuất khẩu đa quốc gia do các nước có năng lực cung ứng hạt nhân thành lập, mục đích nhằm thông qua tăng cường quản lý, kiểm soát xuất khẩu hạt nhân, ngăn chặn xuất khẩu nguyên liệu và công nghệ hạt nhân nhạy cảm cho các nước chưa ký "Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân".

Tờ "Nhật báo phố Wall" Mỹ gần đây có bài viết phân tích cho rằng, ngay từ trước khi Trung Quốc gia nhập Nhóm các nước cung ứng hạt nhân, hai nước Trung Quốc-Pakistan đã xây dựng quan hệ hợp tác công nghệ hạt nhân, cho nên liên minh hợp tác hai nước này không bị hạn chế bởi các hiệp ước hiện có.

Bài viết dẫn lời chuyên gia vấn đề năng lượng hạt nhân Mark Hibbs của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho rằng, phần lớn các nước thành viên của Nhóm các nước cung ứng hạt nhân đều không muốn nhìn thấy các cơ sở hạt nhân từ Trung Quốc "chảy vào" Pakistan một cách không có hạn chế.

Máy phát điện hơi nước sử dụng ACP1000
Máy phát điện hơi nước sử dụng ACP1000

Tờ "Thời báo Kinh tế" Ấn Độ từng cho biết, khi gặp gỡ phái đoàn nhà báo Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Khurshid từng bày tỏ sự lo ngại nghiêm túc về việc Trung Quốc mở rộng quan hệ hạt nhân với Pakistan.

Các phương tiện truyền thông Ấn Độ như tờ "Business Standard" cho biết, thông tin Trung Quốc bán lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan đã gây ra phản ứng phức tạp trong giới công nghiệp hạt nhân Ấn Độ. Jain - Chủ tịch Diễn đàn năng lượng nguyên tử Ấn Độ, cựu Chủ tịch Công ty điện hạt nhân cho rằng, chỉ cần việc cung cấp này được Nhóm các nước cung ứng hạt nhân và phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Ấn Độ sẽ không nhất thiết phải lo ngại.

Người phát ngôn của Cơ quan năng lượng nguyên tử Ấn Độ Malhotra cho rằng, nếu Trung Quốc cung cấp lò phản ứng cho Pakistan là để dùng cho mục đích hòa bình, Ấn Độ sẽ không cần thiết phải lo ngại, nếu không, Ấn Độ cũng có biện pháp ngăn chặn riêng để ứng phó.

Tuy nhiên, Sharma, cựu Chủ tịch Hội đồng quản lý năng lượng nguyên tử Ấn Độ tuyên bố, các bên liên quan cần căn cứ vào cam kết thực hiện các Hiệp ước, "cân nhắc đến 2 tác dụng của công nghệ hạt nhân, hiệp định liên quan đến phần cứng năng lượng hạt nhân và cung ứng công nghệ rất quan trọng".

Vì vậy, Trung Quốc cung ứng bộ kiện năng lượng hạt nhân cho Pakistan, bề ngoài thoạt nhìn không quan trọng, nhưng lại vi phạm nguyên tắc thương mại quốc tế, Trung Quốc là thành viên của Nhóm các nước cung ứng hạt nhân, cách làm này không phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo của Nhóm các nước cung ứng hạt nhân".

Nhà máy điện hạt nhân vịnh Đại Á, Thâm Quyến, Trung Quốc
Nhà máy điện hạt nhân vịnh Đại Á, Thâm Quyến, Trung Quốc
Việt Dũng