Australia: TQ mải miết kiếm tiền xây dựng hải quân

30/11/2011 13:51
Việt Dũng (Theo Mil)
(GDVN) - Trung Quốc muốn có một lực lượng hải quân mạnh tương xứng với kinh tế, không nên gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba với họ - theo chuyên gia Australia.

Tờ “Thời báo Canberra” có bài viết với tựa đề “Cố gắng ngăn chặn Hải quân Trung Quốc là một cuộc chơi có rủi ro cao”.Dưới đây là những thông tin được trang thông tin quân sự của Trung Quốc viện dẫn và đăng tải.

Australia quyết định cho phép Mỹ xây dựng căn cứ quân sự ở miền bắc với trung tâm là Darwin. Động thái này chắc chắn có liên quan đến sức mạnh ngày càng tăng lên của Hải quân Trung Quốc.

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đóng quân ở căn cứ quân sự Darwin, miền bắc Australia
Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đóng quân ở căn cứ quân sự Darwin, miền bắc Australia

Từ năm 2001, Trung Quốc đã khởi động kế hoạch đóng tàu đầy tham vọng. Mỹ tỏ ra rất lo ngại trước việc Hải quân Trung Quốc bành trướng và hiện đại hoá, tin chắc rằng chỉ có họ mới có thể đối đầu với người Trung Quốc.

Trung Quốc muốn phát triển hải quân tương xứng kinh tế

Được biết, Trung Quốc tăng cường hải quân là để bảo vệ quyền lợi biển, tự do hàng hải và bảo vệ nhập khẩu năng lượng từ vịnh Péc-xích. Trung Quốc đặc biệt lo ngại về tuyến đường cung ứng quan trọng đi qua eo biển Malacca, nơi được coi là “yết hầu” có vị trí đặc biệt quan trọng.

Họ lo ngại Mỹ sẽ phong toả eo biển này khi quan hệ hai nước xấu đi. Theo đó, xây dựng căn cứ ở Australia có lợi cho mục tiêu này của Mỹ.

Hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Trong hình là Biên đội hộ tống 6 và 7 đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden - Ấn Độ Dương
Hải quân Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Trong hình là Biên đội hộ tống 6 và 7 đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden - Ấn Độ Dương

Nhưng, Trung Quốc cũng đang tăng cường hiện diện ở các nước ven bờ có ảnh hưởng đến tuyến đường cung ứng này.

Hiện nay, Trung Quốc đang xây dựng lực lượng hải quân, nhằm đạt trình độ tương xứng với sức mạnh kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Theo đó, Trung Quốc sẽ xảy ra xung đột trực tiếp với Mỹ, bởi vì Mỹ cho rằng Trung Quốc không nên làm như vậy.

Không nên gây chiến tranh thế giới thứ ba với TQ

Về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tuyên bố sẽ đưa lực lượng lính thuỷ đánh bộ đến đóng tại Australia, cựu Thủ tướng Australia Paul John Keating bình luận cho biết, tuyên bố này của Obama là sự “thách thức rõ ràng” đối với Trung Quốc.

Ông cho rằng, bài phát biểu của Barack Obama tại Australia là mang tính cứng rắn chống lại Trung Quốc. Ông cảnh báo, chính sách ngoại giao mà chính phủ Australia muốn duy trì độc lập đã trở nên khó khăn. Ông có cảm giác là Mỹ đã áp đặt bài phát biểu của Obama lên Australia.

Tàu tác chiến ven bờ Independence LCS-2 của Mỹ dự kiến sẽ thường trú tại Singapore, gần với "yết hầu" eo biển Malacca - tuyến đường cung ứng năng lượng trên biển vô cùng quan trọng của Trung Quốc
Tàu tác chiến ven bờ Independence LCS-2 của Mỹ dự kiến sẽ thường trú tại Singapore, gần với "yết hầu" eo biển Malacca - tuyến đường cung ứng năng lượng trên biển vô cùng quan trọng của Trung Quốc

Theo Paul, cách nghĩ “coi Trung Quốc là Liên Xô cũ”, “tiến hành phong toả quân sự đối với Trung Quốc” đáng phải lo ngại. Ông so sánh Trung Quốc với Đức: “Chúng ta và Đức đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh thế giới, chúng ta không mong muốn tiếp tục đánh nhau với Trung Quốc”.

Paul nói thêm, trong thời gian tới, quan chức cấp cao chính phủ Australia muốn đến thăm Trung Quốc sẽ rất khó, do Trung Quốc sẽ biết từ chối khéo. Paul cho rằng, đất nước cần có không gian chiến lược, “khu vực này của chúng ta cần có Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là để cho họ giữ vị thế chủ đạo”.
Việt Dũng (Theo Mil)