Báo Nhật: Sức mạnh Hải quân Trung Quốc đang bị thổi phồng nghiêm trọng

05/12/2013 09:08
Việt Dũng
(GDVN) - Nhà sử học Anh Julian Corbett cho biết, biển không được kiểm soát là điều bình thường, kiểm soát biển tuyệt đối là hư ảo. Không có lực lượng hải quân nào có thể khoe khoang nói có đủ tàu chiến, máy bay và trang bị để lấp đầy một vùng biển tranh chấp, đồng thời vĩnh viễn có thể đánh lui kẻ thù.
Tàu chiến tiên tiến của Hải quân Trung Quốc ở cảng Châu Sơn, biển Hoa Đông
Tàu chiến tiên tiến của Hải quân Trung Quốc ở cảng Châu Sơn, biển Hoa Đông

Tạp chí "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 2 tháng 12 có bài viết nhan đề "Sự ngang ngược của Trung Quốc ở vùng biển quốc tế" của giáo sư James Holmes, Học viện quân sự Hải quân Mỹ.

Bài viết cho biết, phóng viên David Lager của hãng Reuter ngày 27 tháng 11 đã có bài viết giới thiệu chi tiết Hải quân Trung Quốc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển quốc tế Tây Thái Bình Dương như thế nào. Hạm đội của họ đã chạy xuyên qua eo biển giữa quần đảo Nhật Bản, vươn ra Tây Thái Bình Dương.

Theo bài viết, một tự tin chiến thắng thái quá đã chứa đầy trong ngôn từ của các chuyên gia giữ quan điểm cường quốc trên biển. Những chuyên gia này cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã "chọc thủng", hạm đội của Trung Quốc đã "phá vỡ" và "chia cắt" chuỗi đảo thứ nhất, làm cho nó "không còn tồn tại".

Hoạt động của hạm đội này làm cho Tokyo và Washington lo ngại họ không thể tiếp tục ngăn chặn Trung Quốc ở chuỗi đảo thứ nhất. Từ năm 1894 đến năm 1895, kết quả của Chiến tranh Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật đã bị đảo ngược.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, những thông tin về ưu thế của Hải quân Trung Quốc đã bị thổi phồng nghiêm trọng. Các binh sĩ Hải quân Trung Quốc chứng minh họ có thể chạy xuyên qua eo biển mà các tàu thương mại và tàu chiến thường đi qua; họ có thể thực hiện nhiệm vụ ngắn ngủi ở khu vực cách xa bờ biển vài trăm km; họ đã giành được thành tích quan trọng, không gặp phải đối thủ. Nhưng, những điều này chỉ gây cho người ta cảm giác vô vị. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là kiểm soát ưu thế trên biển.

Tàu chiến Hải quân Trung Quốc ở cảng Châu Sơn trên biển Hoa Đông
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc ở cảng Châu Sơn trên biển Hoa Đông

Bài viết cho rằng, trên thực tế, tất cả những điều Hải quân Trung Quốc làm hoàn toàn không có nghĩa là - nếu liên minh Mỹ-Nhật quyết định phong tỏa những eo biển này, họ có năng lực buộc Mỹ-Nhật “mở cửa”.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã sở hữu tên lửa chống hạm mặt đất, tầm bắn và độ chính xác của nó đủ để bất cứ đối thủ nào cũng không dễ thở.

Một số nhà phân tích đang thúc giục Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tăng cường năng lực tên lửa của họ. Đây vẫn là một ưu thế quan trọng của Nhật Bản trước Trung Quốc, cũng là một phương diện Quân đội Trung Quốc chưa có cách gì ứng phó rõ ràng.

Điều không thể không làm rõ là, ý thức địa lý của người châu Á phải chăng sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khách quan đối với các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển quốc tế.

Các nhà quan sát quen vẽ tuyến đường tuần tra của hạm đội Trung Quốc là đi qua eo biển Miyako và các tuyến đường khác đi ra Tây Thái Bình Dương, sau đó quay trở về nước. Bản đồ tuần tra của Hải quân Trung Quốc do Nhật Bản vẽ trông giống như "mì sợi" lan ra Tây Thái Bình Dương, nói cách khác, chúng giống như những chiếc dây thừng được giăng ra và buộc chặt quần đảo Nhật Bản.

Tàu chiến Trung Quốc ở cảng Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc
Tàu chiến Trung Quốc ở cảng Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

Bài viết cho rằng, khi tác giả còn là sĩ quan cấp thấp, từng làm người vạch chiến lược của một phân đội tàu khu trục, tham gia sắp xếp triển khai một cuộc diễn tập quân sự ở biển Baltic.

Điều đó rất thú vị. Tác giả ngẫu nhiên dùng bút chì màu đánh dấu vị trí của quân địch và đơn vị bạn, sau đó liên kết những điểm này với nhau, bám theo hành động của họ.

Sau đó, khi nhìn vào những bản đồ này, nó thực sự giống như tàu chiến đã chật ních ở khu vực tác chiến. Nhưng đây chỉ là một ảo giác.

Nhà sử học Anh Julian Corbett cho biết, biển không được kiểm soát là điều bình thường, kiểm soát biển tuyệt đối là hư ảo. Không có lực lượng hải quân nào có thể khoe khoang nói có đủ tàu chiến, máy bay và trang bị để lấp đầy một vùng biển tranh chấp, đồng thời vĩnh viễn có thể đánh lui kẻ thù.

Vì vậy, với ý nghĩa nhất định, không có lực lượng hải quân nào có thể "bao vây" quần đảo hẹp dài và "bành trướng" như Nhật Bản. Nhớ lại giờ toán học thời tiểu học, một tuyến đường trên bản đồ hàng hải bao gồm vô số điểm vô cùng nhỏ, một tàu vào lúc nào đó chỉ là 1 điểm trên tuyến đường, mất phương hướng trên đại dương rộng lớn.

Cho dù những tuyến đường này không có nghĩa gì, chúng cũng chẳng qua là tạo ra một khu phòng thủ yếu ớt. Đối với bất cứ nước nào, tập trung lực lượng ưu thế ở bất cứ điểm nào trên tuyến đường này để phát động tấn công là một hành động dễ dàng.

Tàu chiến Trung Quốc ở cảng Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang
Tàu chiến Trung Quốc ở cảng Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang

Khi hỏi đến kế hoạch lập căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc, một số người Ấn Độ cười vui vẻ nói, một chuỗi ngọc trai đã trở thành một loại vũ khí giết người không có hiệu quả.

Đằng sau nụ cười có trí tuệ chiến lược. Các bình luận viên Nhật Bản phải nhớ nụ cười này - xem xét bình tĩnh thành quả của Hải quân Trung Quốc với mức độ thích hợp.

Việt Dũng