Báo Nhật: Trung Quốc đã thay đổi nguyên tắc "không can thiệp"

03/03/2015 13:44
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc đã thay đổi nguyên tắc "không can thiệp", tích cực hòa giải các cuộc xung đột, nhưng cần phải có kiến thức cơ bản về tôn giáo và dùng trong nước...
Nhiều loai vũ khí Trung Quốc ở Triển lãm quốc phòng Trung Đông
Nhiều loai vũ khí Trung Quốc ở Triển lãm quốc phòng Trung Đông

Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 26 tháng 2 đăng bài viết "Trong 'thế giới của Thượng đế', Trung Quốc theo thuyết vô thần có thể làm người hòa giải xung đột hay không?" của tác giả James Trần.

Bài viết cho rằng, nhắc tới đối thoại và hòa giải công khai, nước mà mọi người trước hết nghĩ tới sẽ không phải là Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh đã thay đổi nguyên tắc "không can thiệp", chủ động can dự vào một số cuộc xung đột gai góc nhất trên thế giới như vấn đề Palestine-Israel, Myanmar và Afghanistan.

Sự thay đổi này thể hiện rõ Trung Quốc ngày càng tự tin, cũng cho thấy họ ngày càng muốn mở rộng tiếp xúc quốc tế. Sự can thiệp của Trung Quốc đáng hoan nghênh, nhưng cơ hội thành công nhỏ bé, trừ phi Bắc Kinh có thể giải quyết một điểm mù quan trọng: tôn giáo.

Về truyền thống, tiếp xúc của Trung Quốc ở Trung Đông chủ yếu là để mở rộng thương mại và khai thác năng lượng. Trong vấn đề chính trị, Bắc Kinh vẫn ở hậu trường, tránh áp dụng bất cứ lập trường gây tranh cãi nào. Nhưng, năm 2013, Trung Quốc trước sau đã tiếp đón Tổng thống Palestine và Thủ tướng Israel đến thăm và đề xuất kiến nghị hòa bình.

Mặc dù cuối cùng kết thúc không có kết quả, nhưng sự tham gia chính trị ở Trung Đông của Bắc Kinh trong tương lai sẽ chỉ tăng cường, sẽ không yếu đi.

Nhiều loai vũ khí Trung Quốc ở Triển lãm quốc phòng Trung Đông (nguồn mạng sina TQ)
Nhiều loai vũ khí Trung Quốc ở Triển lãm quốc phòng Trung Đông (nguồn mạng sina TQ)

Ở cửa nhà, Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến một trong những cuộc nội chiến kéo dài nhất ở Đông Nam Á: xung đột giữa Chính phủ Myanmar và Quân đội độc lập Kachin. Điều táo bạo hơn là, năm 2014, Trung Quốc đã tiếp đãi một đoàn đại biểu Taliban, thì vài tháng trước Tổng thống Afghanistan vừa thăm Trung Quốc.

Sự vô tư của Trung Quốc không nên được đánh giá cao. Trước hết, nếu xung đột chuyển biến xấu sẽ đe dọa lợi ích kinh tế thực chất của Trung Quốc. Thứ hai, xung đột của những nước này có thể lan rộng và đe dọa đến Trung Quốc. Thứ ba, làm chủ nhà có thể làm Trung Quốc loại những nước không thích ra ngoài. Mặc dù như vậy, những nỗ lực hòa giải của Bắc Kinh được các bên hoan nghênh. Họ phần lớn coi Trung Quốc là bên trung lập, không có những gánh nặng lịch sử hoặc quan niệm của phương Tây.

Xung đột quân sự ở Kachin, Myanmar
Xung đột quân sự ở Kachin, Myanmar

Tuy nhiên, Bắc Kinh cần thiết tiến hành thận trọng. Thế giới quan quyền lực và lợi ích vật chất của Trung Quốc rất bất lợi cho nắm được tình hình tôn giáo cực kỳ phức tạp. Ở Palestine-Israel, Myanmar và Afghanistan, quyền lực vật chất thực sự quan trọng, nhưng tôn giáo cũng thế. Nó còn ảnh hưởng đến người dân Trung Quốc - ngày càng đi theo tôn giáo - làm thế nào để nhìn nhận xung đột và sự tham gia của chính phủ nước này.

Chẳng hạn muốn thúc đẩy hòa bình Afghanistan, xem nhẹ Đạo Hồi sẽ là rất ngây thơ. Trung Quốc tuy có quan hệ không tồi với tầng lớp cầm quyền của Afghanistan, nhưng thuyết vô thần của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến quan điểm của người dân Afghanistan. Nếu trong túi công cụ của quan chức ngoại giao Trung Quốc thiếu kiến thức cơ bản về tôn giáo, thì nửa bước cũng khó đi.

Nhiều loai vũ khí Trung Quốc ở Triển lãm quốc phòng Trung Đông (nguồn mạng sina TQ)
Nhiều loai vũ khí Trung Quốc ở Triển lãm quốc phòng Trung Đông (nguồn mạng sina TQ)

Cuối cùng, ở khu vực có bối cảnh tôn giáo sâu sắc, giải quyết xung đột kéo dài cần có các lãnh tụ tôn giáo và chính trị cùng nỗ lực. Bước đi đầu tiên sáng suốt là đưa "kiến thức tôn giáo cơ bản" vào chương trình đào tạo tiêu chuẩn của quan chức ngoại giao Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh cần tiếp nhận sức mạnh từ các nhóm tôn giáo ở trong nước, để họ trợ giúp hòa giải. Đối với Trung Quốc, điều này hoàn toàn không phải là việc dễ dàng, nhưng không thể thiếu.

Việt Dũng