Báo TQ: Mỹ liên tục tiếp thị vũ khí ở châu Á-Thái Bình Dương

02/11/2011 07:26
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - "Mỹ tuyên truyền mối đe dọa từ TQ để đẩy mạnh tiếp thị vũ khí, phục vụ cho chiến lược Thái Bình Dương" - Theo báo Trung Quốc.
Từ khi Tổng thống Obama lên cầm quyền, Mỹ đã bị khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế không được khởi sắc, nhưng ngành công nghiệp vũ khí lại hầu như không hề bị tác động. Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm Thụy Điển (SIPRI) cho rằng, kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm 2011 của Mỹ đạt 46 tỷ USD, tăng gần gấp đôi năm 2010. Ba khách hàng lớn đứng đầu của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ lần lượt là Saudi Arabia, Ấn Độ và Đài Loan.

Kim ngạch xuất khẩu vũ khí tăng gần gấp đôi

Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm Thụy Điển (SIPRI), kim ngạch xuất khẩu vũ khí năm 2011 của Mỹ đạt 46 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2010. Ba khách hàng vũ khí hàng đầu của Mỹ là Saudi Arabia, Ấn Độ và Đài Loan.

Máy bay chiến đấu F-16C/D của Mỹ mà Đài Loan rất muốn mua, nhưng mãi chưa mua được do sức ép từ Trung Quốc
Máy bay chiến đấu F-16C/D của Mỹ mà Đài Loan rất muốn mua, nhưng mãi chưa mua được do sức ép từ Trung Quốc

Mặc dù trong những năm qua, Đài Loan không thể mua được loại vũ khí theo nhu cầu, ví dụ máy bay chiến đấu F-16C/D, tàu khu trục tên lửa lớp Aegis, tàu ngầm diesel, nhưng vào tháng 1/2010, Obama vẫn bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, đã phê chuẩn phương án bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,392 tỷ USD, chủ yếu bao gồm 60 máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk, 18 động cơ T700-GE-701D, 10 quả tên lửa chống hạm RTM-84L Block II Harpoon, 2 tàu quét mìn lớp Osprey.

Đài Loan là khách hàng đứng thứ ba

Khách hàng đứng thứ nhất: Saudi Arabia

Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mỹ thống kê cho biết, hợp đồng bán vũ khí lớn nhất của Mỹ năm 2010 là hợp đồng được ký với Saudi Arabia, trị giá lên tới 61 tỷ USD. Thậm chí còn cao hơn ngân sách quốc phòng cả năm của Anh năm 2010 (59,6 tỷ USD). Saudi Arabia chi 30 tỷ USD mua 84 máy bay chiến đấu F-15SA, một đơn đặt hàng vũ khí lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Máy bay chiến đấu F-15SA
Máy bay chiến đấu F-15SA

Khách hàng đứng thứ hai: Ấn Độ

Khách hàng vũ khí lớn đứng thứ hai của Mỹ năm 2010 là Ấn Độ, tổng trị giá vũ khí mua lên tới 8 tỷ USD. Năm 2010, Ấn Độ đặt mua của Mỹ 10 máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster, 145 pháo 155 mm M-777, 21 quả tên lửa chống hạm 84L-AGM Block II Harpoon và hệ thống vũ khí của máy bay trực thăng AH-64D Apache Longbow.

Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster của Không quân Mỹ
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster của Không quân Mỹ

Khách hàng đứng thứ ba: Đài Loan

Trong nhiều năm qua, mặc dù Đài Loan không thể mua được vũ khí muốn mua, chẳng hạn máy bay chiến đấu F-16C/D, tàu khu trục tên lửa lớp Aegis, tàu ngầm diesel, nhưng vào tháng 1/2010, Obama vẫn bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, đã phê chuẩn phương án bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,392 tỷ USD, bao gồm 60 máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk, 18 động cơ T700-GE-701D, 10 quả tên lửa chống hạm RTM-84L Block II Harpoon, 2 tàu quét mìn lớp Osprey.

Tên lửa chống hạm AGM-84L của quân đội Mỹ
Tên lửa chống hạm AGM-84L của quân đội Mỹ

Obama bán vũ khí để vực dậy nền kinh tế

Các nước vùng Vịnh đang triển khai chạy đua vũ trang. Người Mỹ lấy đi dầu mỏ của Trung Đông, nhưng lại đưa vũ khí đến đây, “một đến hai đi” kiếm được bộn tiền.

Với sự co lại và điều chỉnh lực lượng quân sự của Mỹ, sức ép và mối đe dọa quân sự ở các khu vực điểm nóng của thế giới không những không giảm đi, ngược lại có thể sẽ tăng lên đáng kể.

Có người "không dám không mua", có người "muốn mua cũng không thể mua".

Tàu quét mìn Osprey dài 57,3 m, rộng 11 m, mớn nước 2,9 m, tốc độ tối đa 12 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 1.500 hải lý với vận tốc 10 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 51 người.
Tàu quét mìn Osprey dài 57,3 m, rộng 11 m, mớn nước 2,9 m, tốc độ tối đa 12 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 1.500 hải lý với vận tốc 10 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 51 người.

Với sự bất ổn của nền kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, Mỹ luôn tìm cách “sinh lợi” cho mình. Nhưng, một loạt biện pháp nội bộ như dự luật kích thích ngành chế tạo, dự luật kích thích việc làm, dự luật giảm thuế đều thiếu hiệu quả.

Mỹ chuyển sự chú ý sang các nước khác, liên tục thông qua các loại phương pháp như in tiền mặt, tăng trần nợ công, hạn chế nhập khẩu để tự bảo vệ. Đến nay, Barack Obama lại nghĩ đến việc “kinh doanh bảo vệ”, đó là bán vũ khí.

Ngày 28/9, phương án bán vũ khí cho Đài Loan trị giá gần 5,3 tỷ USD vẫn đang còn rất nóng. Ngày 4/10, Hạ viện Mỹ lại tiếp tục tổ chức một phiên điều trần về vấn đề này. Tại phiên họp, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, chính phủ Obama lại đang có kế hoạch mới tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan.

Động cơ T700-GE-401 trang bị cho máy bay trực thăng vũ trang AH-1W SeaCobra của quân đội Mỹ
Động cơ T700-GE-401 trang bị cho máy bay trực thăng vũ trang AH-1W SeaCobra của quân đội Mỹ

Châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành trung tâm phân phối vũ khí Mỹ?

Về vấn đề này tờ Quang Minh của Trung Quốc viết: "Ngoài việc bán vũ khí cho Đài Loan gây ra căng thẳng quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan, hiện nay Mỹ lại đề cập nhiều đến mối đe dọa từ Trung Quốc, đã đẩy mạnh kế hoạch tiếp thị vũ khí đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có ý đồ gắn chặt vấn đề tranh chấp lãnh thổ của khu vực này với âm mưu của các nhà chính trị và lợi ích của các nhà sản xuất vũ khí, phục vụ cho mục tiêu chiến lược Thái Bình Dương.

Một là, mượn cớ tranh chấp vấn đề biển Đông, Mỹ luôn tìm cách ràng buộc các nước Đông Nam Á muốn mua vũ khí. Làm như vậy sẽ có thể hình thành một hệ thống cung ứng vũ khí hoàn chỉnh, một khi hệ thống dây chuyền tiếp thị được hình thành thì có thể tạo sự đồng bộ về các vấn đề như nâng cấp, cải tiến, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí trong tương lai, rất có lợi cho dây chuyền sản xuất của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.

Đồng thời, cũng kiểm soát được tình hình vũ khí trang bị của các nước Đông Nam Á này và khu vực. Điều quan trọng hơn là vấn đề chiến lược an ninh của khu vực này cũng phải đi theo con đường do Mỹ vạch ra. Nếu bạn không nghe lời, họ sẽ chấm dứt cung cấp phụ tùng vũ khí thay thế, khiến cho bạn mất hết khả năng, điển hình nhất là Pakistan (hiện đang là đối tác quan trọng nhất nhì của Trung Quốc).

Pháo 155mm M-777 của quân đội Mỹ
Pháo 155mm M-777 của quân đội Mỹ

Hai là, đằng sau những căng thẳng gần đây của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều có bóng dáng của Mỹ. Từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã lớn tiếng trong vấn đề biển Đông, một số nước đã tích cực phụ họa, khiến cho tình hình biển Đông đột ngột dậy sóng.

Lấy lý do tàu sân bay Trung Quốc sắp hoàn thành sẽ đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ tuyên truyền khắp thế giới về mối đe dọa từ Trung Quốc, mục đích nhằm tạo vòng vây ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, hình thành cục diện “phòng thủ”.

Mỹ làm như vậy vừa bán được vũ khí, vừa tạo được việc làm cho các nhà sản xuất vũ khí; hơn nữa còn giúp cho Mỹ duy trì được vị thế chủ đạo cân bằng chiến lược.

Nắm chắc trong tay các nước nhỏ châu Á-Thái Bình Dương vừa có thể theo dõi khả năng của lực lượng quân sự Trung Quốc vừa có thể đánh giá được quyết tâm của Trung Quốc đối với chủ quyền biển Đông. Tuy nhiên, có nước nhỏ không hiểu nội tình còn cho là Mỹ sẽ ra tay giúp đỡ khi cần thiết."

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)