Báo Trung Quốc: Dùng tàu sân bay để giải quyết tranh chấp biển

13/08/2011 02:25
(GDVN) – Lô-gíc của báo chí Trung Quốc là, sở hữu tàu sân bay sẽ tốn nguồn lực khổng lồ, nên cần “mạnh dạn sử dụng tàu sân bay giải quyết tranh chấp lãnh thổ”, trong đó có Biển Đông.

(GDVN) – Lô-gíc của báo chí Trung Quốc là, sở hữu tàu sân bay sẽ tốn nguồn lực khổng lồ, nên cần “mạnh dạn sử dụng tàu sân bay giải quyết tranh chấp lãnh thổ”, trong đó có Biển Đông.

>>Tại sao Trung Quốc chọn chạy thử tàu sân bay vào ngày 10/8?

Mạng udn.com Đài Loan đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc gần đây đã thông báo, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ dùng để “nghiên cứu khoa học và huấn luyện”.

“Phải mạnh dạn sử dụng tàu sân bay giải quyết tranh chấp”
 

Ngày 27/7/2011, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố, Trung Quốc sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho nghiên cứu khoa học và huấn luyện.
Ngày 27/7/2011, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh
Nhạn Sinh tuyên bố, Trung Quốc sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho
nghiên cứu khoa học và huấn luyện.

Ngược lại với tuyên bố sử dụng tàu sân bay cho nghiên cứu khoa học và huấn luyện của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, ngày 11/8, báo Giải phóng quân đã có bài viết cho rằng,

mất đi nhiều nguồn lực để chế tạo tàu sân bay, hoàn toàn không chỉ để hù dọa “các nước thiếu quy tắc” thách thức Trung Quốc; một khu có nhu cầu, Trung Quốc cần mạnh dạn sử dụng tàu sân bay để giải quyết “tranh chấp lãnh thổ”.

Bài viết này sử dụng tiêu đề “Phải mạnh dạn sử dụng tàu sân bay giải quyết tranh chấp lãnh thổ” để nhấn mạnh, tàu sân bay Trung Quốc không phải chế tạo để xem, nếu không có dũng khí và ý chí sử dụng tàu sân bay giải quyết tranh chấp lãnh thổ thì “chúng ta chế tạo nó làm gì?”.

Bài viết cho rằng, bản chất của tàu sân bay chính là đường băng di động trên biển, chính là một loại tàu quân sự, chính là siêu tàu chiến được dùng để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ quân sự, tác chiến trên biển. Nếu hỏi “khi lãnh hải của Trung Quốc bị xâm phạm, tàu sân bay có dám ra tay không?”. Câu trả lời không cần nói cũng đã rõ.

Theo bài viết, khi Trung Quốc đề ra trỗi dậy hòa bình, cần xây dựng một hạm đội viễn dương bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc đã có tàu sân bay, sẽ bảo vệ có hiệu quả hơn quyền lợi này, tàu sân bay làm cho Trung Quốc “lòng tin đầy đủ hơn, quyết tâm lớn hơn”.

Bài viết còn nói, Trung Quốc có diện tích biển rộng lớn, chế tạo tàu sân bay rất quan trọng, không có tàu sân bay sẽ không có quyền kiểm soát trên không ở xa đất liền. Động cơ chiến lược độc đáo của tàu sân bay có thể đưa hỏa lực không đối đất chuyển tới vùng biển xác định để tiến hành nhiệm vụ tác chiến, không bị hạn chế bởi vị trí địa lý.

Các nước đang chế tạo tàu sân bay.
Các nước đang chế tạo tàu sân bay.

“Có tàu sân bay, có thêm thủ đoạn”

Theo báo Sina ngày 5/8, Trung Quốc có một giấc mơ về đại dương, sở hữu tàu sân bay không có nghĩa là đã thực hiện được giấc mơ, mà nó chỉ tăng thêm một sự lựa chọn cho Trung Quốc “khôi phục quyền lợi biển, mở rộng lợi ích biển, hoàn thành giấc mơ phục hưng biển”.

Tranh chấp Biển Đông có liên quan chặt chẽ đến kế hoạch tàu sân bay của Trung Quốc, do đó dư luận cho rằng nó sẽ được triển khai ở Biển Đông.

Báo Sina cho rằng, vấn đề Biển Đông mãi chưa được giải quyết là do Trung Quốc chưa có tàu sân bay, thiếu khả năng tấn công tầm xa và điều động, làm cho các nước khác làm ngơ trước sự răn đe ngoại giao của Trung Quốc.

Như vậy, tàu sân bay trở thành kỳ vọng của người Trung Quốc, nhưng đang tạo ra mối lo ngại của nhiều nước Đông Nam Á, và làm cho một số nước ở bên ngoài có cơ hội kích động “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Tàu sân bay sẽ được sử dụng khi chế tạo xong, nó là vũ khí nên không thể không nhằm vào ai. Nếu không được sử dụng thì vũ khí của hải quân sẽ vô tác dụng và chẳng có dấu ấn nào trong lịch sử. Tàu sân bay không được sử dụng sẽ đe dọa chính người sản xuất ra nó, vì tốn kinh phí khổng lồ.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc sở hữu tàu sân bay sẽ không ảnh hưởng đến trật tự sức mạnh giữa các lực lượng trên biển hiện nay: giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, các nước khác;

giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương. Có hay không có tàu sân bay, Trung Quốc cũng cần giải quyết vấn đề Biển Đông. Nhưng sở hữu tàu sân bay sẽ giúp Trung Quốc có thêm thủ đoạn giải quyết phong phú và hiệu quả hơn.

Tàu sân bay sẽ có tên là “Trùng Khánh” hoặc “Thiên Tân”

Tàu sân bay Thi Lang.
Tàu sân bay Thi Lang.

Thương báo Hồng Kông dẫn nguồn tin quân sự cho biết, sau khi tàu sân bay đầu tiên hoàn thành kiểm tra nhiều lần, sẽ hoạt động vào năm 2012 và trước sau Quốc khánh Trung Quốc (1/10) sẽ tổ chức lễ khởi hành chính thức.

Tàu sân bay sẽ do Quân ủy Trung ương ĐCS Trung Quốc trực tiếp chỉ huy, kế hoạch sơ bộ là hoạt động ở khu vực Biển Đông.

Ngày 11/8 Thương báo Hồng Kông đã đưa tin nổi bật về quá trình chạy thử tàu sân bay hết sức khó khăn của Nga, Pháp. Tàu sân bay Baku của Nga chạy thử vượt qua 2.000 giờ, mất tới 5 năm mới hoàn thành; còn tàu sân bay Charles de Gaulle chạy thử 4 năm, giữa đường còn mất một chiếc chân vịt.

Tân Kinh báo đưa tin, trước khi tàu sân bay đầu tiên chính thức hoạt động sẽ đặt lại tên, hiện đã có các tên “Trùng Khánh”, “Thiên Tân” để lựa chọn.

Còn thuyền trưởng tàu sân bay là Phó Giám đốc Học viện Tàu thuyền Đại Liên Bách Diệu Bình hay sĩ quan chỉ huy tàu khu trục Hạm đội Nam Hải Lý Hiểu Nham được dư luận hết sức chú ý.

Được biết, Lý Hiểu Nham từng làm luận văn “Lực lượng trên biển liên hợp tấn công hạm đội tàu sân bay”, nên ông có ưu thế về lý luận.

Ngoài ra, J-15 có thể sẽ được trang bị cho tàu sân bay.
{iarelatednews articleid='10459,10432,10417,10397,10343,10262,10188,10169,10085,10016,9900,9788,9603,9755,9732,8921,8695,2111'}

Đông Bình (Tổng hợp)