Bệnh viện FV "bác" kết luận cái chết cụ bà 76 tuổi của Sở Y tế TP.HCM

14/12/2012 11:53
Khuê Hạ
(GDVN) - Liên quan tới cái chết của cụ bà 76 tuổi, Nguyễn Thị Ngoạt (ở Bà Rịa - Vũng Tàu), bệnh viện FV phản pháo rằng: phẫu thuật gãy xương đùi và chỉ định điều trị của Bệnh viện FV không phải là nguyên nhân gây ra tử vong của bệnh nhân.

FV không đồng tình với kết luận của Sở Y tế
Bệnh nhân Nguyễn Thị Ngoạt nhập viện tại bệnh viện FV ngày 29 tháng 5 năm 2012 để mổ cấp cứu do gãy xương đùi trái và đã tử vong vào ngày 16 tháng 6 tại tư gia sau khi xuất viện vì suy đa phủ tạng do sốc nhiễm khuẩn. Vào ngày 29/11/ 2012, Hội đồng chuyên môn do Sở Y tế TP.HCM thành lập đã tổ chức họp để xem xét trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Ngoạt theo đơn khiếu nại của gia đình cụ Ngoạt.
FV không đồng tình với kết luận của Sở Y tế Tp.HCM khi Hội đồng chuyên môn Sở cho rằng: Bệnh viện này đã làm các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để đánh giá đầy đủ tình trạng người bệnh trước mổ
FV không đồng tình với kết luận của Sở Y tế Tp.HCM khi Hội đồng chuyên môn Sở cho rằng: Bệnh viện này đã làm các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để đánh giá đầy đủ tình trạng người bệnh trước mổ
Hội đồng chuyên môn kết luận rằng bệnh nhân tử vong vì suy đa phủ tạng do sốc nhiễm khuẩn sau phẫu thuật kết hợp xương gãy liên mấu chuyển xương đùi trái trên người bệnh lớn tuổi, cao huyết áp, tiểu đường và xơ gan. Sở Y tế TP.HCM cũng nhấn mạnh về thiếu sót của bệnh viện FV trong khâu chuẩn bị trước khi mổ. Công văn kết luận có nêu rõ: "Người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ như: Lớn tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, men gan tăng nhưng không được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn để đánh giá đầy đủ tình trạng người bệnh trước mổ (không có siêu âm tim, siêu âm bụng, x-quang phổi, ion đồ, tổng phân tích nước tiểu)". Tuy nhiên, bệnh viện FV lại không đồng tình với kết luận này của Sở Y tế với những lý do sau:
Bác sỹ là người quyết định các xét nghiệm cận lâm sàng nào cần thực hiện để đánh giá tình trạng bệnh nhân trước mổ. Luật quy định bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng "cần thiết" trước mổ, và bác sĩ là người quyết định các xét nghiệm nào là cần thiết dựa trên nhiều yếu tố như: loại phẫu thuật, tiền sử bệnh, tuổi tác, chỉ định điều trị cho từng bệnh nhân riêng lẻ. “Bệnh viện FV đã tuân thủ quy định của luật pháp, đồng thời, bệnh viện FV tuân theo hướng dẫn quốc tế về tầm soát trước mổ và hướng dẫn này có thể hơi khác đối với các bệnh viện công của Việt Nam. Người bác sĩ được yêu cầu phải có nhận định của mình khi quyết định các xét nghiệm nào là “cần thiết”– điều này giải thích cho việc tại sao luật pháp lại không quy định cụ thể xét nghiệm nào phải được thực hiện. Nếu luật quy định các xét nghiệm nào cần phải thực hiện thì chẳng khác gì chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân mà không khám cho bệnh nhân” – Bà Nguyễn Thị Lệ Thu – Giám đốc Đối ngoại của bệnh viện FV phản biện. Bệnh viện FV cũng nhấn mạnh rằng: Kết luận của hội đồng chuyên môn cần khách quan và cần dựa trên việc xem xét cẩn thận và thấu đáo hồ sơ bệnh án đã được cung cấp.Không làm xét nghiệm trước mổ nhằm giảm tải chi phí FV cho biết: Để giảm tải chi phí cho người nhà bệnh nhân, FV chỉ thực hiện các xét nghiệm trước mổ khi thực sự có chỉ định hoặc các xét nghiệm mà nếu kết quả bất thường có thể làm thay đổi chỉ định mổ hoặc thay đổi kết quả điều trị của bệnh nhân. “Do vậy, vấn đề hội đồng chuyên môn nên đặt ra không phải là những xét nghiệm nào cần phải được thực hiện, mà nên khách quan hỏi rằng liệu việc thực hiện những xét nghiệm đó có làm thay đổi chỉ định phẫu thuật và kết quả điều trị của bệnh nhân hay không” – bà Thu nhấn mạnh. TGĐ Bệnh viện FV cũng nói rằng: “Chúng tôi đã giải thích cho gia đình bà Ngoạt ngay từ đầu rằng không có chỉ định để làm các xét nghiệm này và dù có thực hiện các xét nghiệm này thì cũng sẽ không làm thay đổi chỉ định mổ và kết quả điều trị cho bệnh nhân. Trong kết luận của mình Hội đồng chuyên môn không đề cập rằng bệnh nhân tử vong là do Bệnh viện FV không thực hiện các xét nghiệm này, cũng không nói rằng Bệnh viện FV đã phạm sai lầm lớn khi không thực hiện các xét nghiệm này, và cũng không nói rằng các xét nghiệm này sẽ thay đổi chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân hay kết quả điều trị cho bệnh nhân. Bởi vì nếu kết luận như vậy thì sẽ là không đúng vì các xét nghiệm được thực hiện bởi Bệnh viện FV trước và sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân đã chứng minh rõ điều này. Ý kiến của hội đồng chuyên môn về các xét nghiệm này là dựa trên cách thực hành hiện nay tại các bệnh viện công.
Gia đình bệnh nhân cụ Nguyễn Thị Ngoạt (ảnh) cho biết: Họ đã phải trả một chi phí khá đắt gần 500 triệu đồng tại bệnh viện FV nhưng không cứu được người thân của mình.
Gia đình bệnh nhân cụ Nguyễn Thị Ngoạt (ảnh) cho biết: Họ đã phải trả một chi phí khá đắt gần 500 triệu đồng tại bệnh viện FV nhưng không cứu được người thân của mình.
Trên thực tế bệnh viện FV không thực hiện các xét nghiệm nếu không cần thiết hoặc không có chỉ định, trước và sau phẫu thuật, vì chúng tôi muốn giảm chi phí cho bệnh nhân và chúng tôi cũng đã giải thích cho gia đình bệnh nhân Ngoạt về vấn đề này”. Mặc dù, phía bệnh viện cho rằng: FV bỏ các xét nghiệm không cần thiết trước và sau phẫu thuật nhằm giảm tải chi phí, tuy vậy, trên thực tế, để mổ cấp cứu do gãy xương đùi trái, gia đình bệnh nhân Nguyễn Thị Ngoạt vẫn phải trả một khoản phí khá đắt (gần 500 triệu đồng) nhưng vẫn không cứu được tính mạng của bà.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Khuê Hạ