Căng thẳng ở Biển Đông, báo Trung Quốc nói đến 5 chiến hạm "hổ tướng"

07/05/2012 11:20
Hồng Thủy (theo Bắc Kinh vãn báo)
(GDVN) - Chiến hạm lưỡng thê sở dĩ được đặt tên như vậy chính là vì khả năng tác chiến đổ bộ cực mạnh của nó, trong năm 2012 đã từng xuất hiện trên biển Đông. “Hổ tướng đệ tam” được giới bình luận quân sự Trung Quốc chia làm 2 loại, lưỡng thê đổ bộ hạm và lưỡng thê tấn công hạm.

Trong khi căng thẳng trên bãi đá Scarborough đang leo thang giữa Trung Quốc và Philippines chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giới truyền thông và bình luận quân sự Trung Quốc những ngày qua đã nhắc đến, bình chọn ra 5 chiến hạm "hổ tướng" uy lực dũng mãnh nhất làm "tiên phong" nếu xung đột trên biển xảy ra.

Lấy tích truyện trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Lưu Bị "tuyển" được ngũ hổ tướng là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu, giới bình luận quân sự và những độc giả báo Trung Quốc quan tâm tới biển Đông cũng đang lựa chọn ra "ngũ hổ" chiến hạm trên biển của hải quân Trung Quốc, có “hổ tướng” đã chọn được, có “hổ  tướng” đang tìm kiếm.

Tàu sân bay Thi Lang - Varyag của Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Thi Lang - Varyag của Hải quân Trung Quốc


"Đại tướng Varyag" tác chiến biển xa, sức mạnh cốt lõi của hải quân Trung Quốc

Theo báo chí Trung Quốc: Tàu sân bay với khả năng vận tải các chiến đấu cơ không những là đòn phủ đầu chí mạng cho chiến hạm đối phương mà nó còn uy hiếp các mục tiêu trên không và mặt đất nên được giới bình luận Trung Quốc xếp vị trí "đệ nhất đại tướng". (xem ảnh)

Trong Thế chiến thứ 2 đại đa số các tàu ngầm đều bị bắn chìm bởi hàng không mẫu hạm, chính điều đó đã làm thay đổi triệt để mô hình chiến tranh trên biển hiện đại. Ngày nay, tàu sân bay là thiết bị quân sự viễn dương tối quan trọng, mỗi chiếc tàu sân bay có thể chở theo cả chục máy bay chiến đấu đến bất cứ vùng biển nào trên thế giới.

Hải quân Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 trở đi đều sử dụng hàng không mẫu hạm làm chủ lực trong các cuộc chiến, trong khi đó tàu sân bay của Anh cũng mang vai trò quyết định trong hành trình viễn chinh Nam Mỹ với cuộc chiến Falklands.

Đối với các nước chủ trương phòng ngự chiến lược, tàu sân bay có thể lấp đầy những khiếm khuyết (thiếu hoặc không đủ điều kiện sử dụng - PV) sân bay trên đất liền hoặc trên đảo, đồng thời nhờ nó mà các vùng biển xa bờ thuộc chủ quyền quốc gia đó sẽ được bảo vệ tốt hơn. Với hải quân Trung Quốc, tàu sân bay có thể coi như linh hồn và sức mạnh cốt lõi.

“Đại hổ tướng Varyag” vừa được hải quân Trung Quốc cho cơ động thử nghiệm trên biển kiểm tra kết quả khá tốt, nhiều thông tin từ giới truyền thông, bình luận quân sự cho hay “hổ tướng Varyag” này sẽ được biên chế vào hạm đội Nam Hải vào dịp 1/8, ngày thành lập quân đội Trung Quốc.

>> Đọc thêm: Tàu sân bay Thi Lang là “con mồi” hấp dẫn của tàu ngầm?

"Đệ nhị thượng tướng" tuần dương hạm, hỏa lực mạnh, tốc độ cao, ước mơ của hải quân Trung Quốc

Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. (ảnh minh họ
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. (ảnh minh họ


Trong hai cuộc đại chiến thế giới, tuần dương hạm trở thành trợ thủ đắc lực cho tàu sân bay, đồng thời cũng thực hiện tốt vai trò tác chiến độc lập.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kỹ thuật công nghệ quân sự hiện đại mặc dù đã giảm giá thành chế tạo tuần dương hạm xuống khá nhiều nhưng vẫn còn ở mức “ngất ngưởng” đối với nhiều nước.

Mặt khác nhờ những công nghệ vũ khí mới, “đệ nhị đại tướng” này có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau như chủ công, chi viện, phòng không, hộ vệ.

Hiện tại Mỹ có hơn 20 tuần dương hạm, Nga có 7 chiếc, Italia và Peru có một chiếc, tuần dương hạm thực sự vẫn là một giấc mơ đối với hải quân nhiều quốc gia trên thé giới, trong đó có Bắc Kinh với tham vọng, chiến lược “vươn ra đại dương”.

>> Đọc thêm: Trung Quốc sẽ sử dụng tàu 071 nếu xảy ra xung đột biển Đông

“Hổ tướng đệ tam” – lưỡng thê chiến hạm, đội quân chủ lực đang được kêu gọi “tác chiến” trên biển Đông

Chiến hạm lưỡng thê sở dĩ được đặt tên như vậy chính là vì khả năng tác chiến đổ bộ cực mạnh của nó, trong năm 2012 đã từng xuất hiện trên biển Đông. “Hổ tướng đệ tam” được giới bình luận quân sự Trung Quốc chia làm 2 loại, lưỡng thê đổ bộ hạm và lưỡng thê tấn công hạm.

Lưỡng thê đổ bộ hạm chủ yếu vận chuyển cơ động lực lượng, xe pháo bao gồm xuồng đổ bộ, xuồng cao tốc, tăng lội nước, neo đậu gần bờ và đổ quân đánh đảo, đánh bộ.

Tuy nhiên hỏa lực của “hổ tướng” này thường không quá mạnh, chỉ đủ bảo vệ bản thân trước sự tấn công của đối phương.

Lưỡng thê tấn công hạm có ưu thế hơn “đồng loại” của nó ở chỗ, ngoài khả năng đổ bộ bằng xuồng đổ bộ, xuồng cao tốc hay xe lội nước thì chiến hạm này còn trang bị thêm khả năng đổ bộ và tấn công đường không bằng trực thăng vũ trang cất hạ cánh trên chiến hạm.

Năm 2006 Trung Quốc  cho hạ thủy thành công lưỡng thê đổ bộ hạm lớp 071 đầu tiên với tên gọi Côn Lôn Sơn, mặc dù còn nhiều điểm phải cải tiến xong có thể coi đó là bước phát triển đột phá của hải quân nước này.

Đến năm 2012, Trung Quốc đã chế tạo được 4 chiếc chiến hạm lưỡng thê, trong đó có 2 tàu lưỡng thế tấn công hạm lớp 071, mỗi chiếc có thể mang theo 20 trực thăng vũ trang, sức tấn công trở nên mãnh liệt.

Giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, các nước có tranh chấp xung quanh biển Đông đều cảm thấy “bất an” trước sự lớn mạnh của các “hổ tướng đệ tam” này.

Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận với Nga thời gian gần đây (ảnh minh họa)
Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận với Nga thời gian gần đây (ảnh minh họa)

“Hổ tướng đệ tứ” khu trục hạm tốc độ cao, đa năng, sức mạnh chủ lực của chiến hạm tầm trung

Khu trục hạm ngày nay được trang bị các loại tên lửa đạn đạo, hệ thống trinh sát điện tử và hỏa lực phòng không mạnh, thậm chí có khu trục hạm còn mang theo cả trực thăng vũ trang nên nó đã thực sự trở thành một “hổ tướng” trên biển không thể xem thường.

Hiện tại hải quân Trung Quốc có chính xác bao nhiêu khu trục hạm chưa có câu trả lời nhưng các khu trục hạm hiện đại này xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn trong các hoạt động quân sự, diễn tập của hải quân Trung Quốc trong thời gian vừa qua.

“Đệ ngũ hổ tướng” hộ vệ hạm, phòng ngự trên biển, cơ hội tham gia tác chiến nhiều

Đối với nhiều quốc gia, các khu trục hạm và hộ vệ hạm đa chức năng, năng lực tấn công mạnh đã trở thành lực lượng quan trọng duy trì và bảo vệ quyền lợi biển. Số lượng và chất lượng 2 loại “hổ tướng” này đang được xem như tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh hải quân của quốc gia đó.

Ví như Philippines với Indonesia có quân số tương đương nhau, nhưng Philippines chỉ có 2 tàu hộ vệ, một chiếc tải trọng hơn 3000 tấn, 1 chiếc tải trọng 1750 tấn và tuổi phục vụ đã ngoài 40, 60 nawmtrong khi Indonesia có hơn 20 tàu hộ vệ hạng nặng, hạng nhẹ với tuổi đời phục vụ chưa đầy 30 năm.

Hiện tại hải quân Trung Quốc có hơn 40 tàu hộ vệ, trong đó có 2 chiếc hộ vệ tàng hình có lượng dãn nước 4500 tấn, trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ83, hệ thống phòng không HH7 và 1 trực thăng vũ trang Z9.

Hồng Thủy (theo Bắc Kinh vãn báo)