Chuyên gia Mỹ: Washington cuối cùng cũng sẽ bị Triều Tiên khuất phục

24/04/2013 06:53
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Cuối cùng người Mỹ cũng sẽ phải công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng chính sách của Mỹ với Triều Tiên hiện nay khá giống với chính sách Mỹ đã từng áp dụng đối với Ấn Độ dưới chính quyền Bush.

Washington ngày 23/4 đã lên tiếng bác yêu cầu được công nhận là một nhà nước hạt nhân của Triều Tiên như một điều kiện tiên quyết để tham gia đàm phán 6 bên về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Một trong những mục đích chính của việc Mỹ gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng là để buộc quốc gia này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình.
Một trong những mục đích chính của việc Mỹ gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng là để buộc quốc gia này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình.

"Yêu cầu của Triều Tiên được công nhận là một quốc gia hạt nhân là không thể chấp nhận được" - Trợ lý Bộ trưởng An ninh quốc tế và không phổ biến, Thomas Countryman, nói với Reuters tại Geneva.
Một trong những mục đích chính của việc Mỹ gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng là để buộc quốc gia này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên đưa tin cho rằng nước này phản đối yêu cầu vô căn cứ và không thể chấp nhận được của phía Mỹ và Hàn Quốc khi cho rằng Triều Tiên cần phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của mình.
Tờ báo cho rằng: Nếu muốn Triều Tiên ngồi ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ thì phải chấp nhận vị thế ngang hàng với Mỹ của Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân chứ không phải là một bên đòi hỏi bên kia từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Bắc Triều Tiên đã ký một thỏa thuận ủng hộ phi hạt nhân hóa vào năm 2005 nhưng sau đó đã rút khỏi thỏa thuận và coi chương trình vũ khí hạt nhân như một “bảo kiếm” để đòi hòa bình và thống nhất đất nước.

Chuyên gia về châu Á Tim Beal.
Chuyên gia về châu Á Tim Beal.

Chuyên gia về châu Á Tim Beal nói với RT rằng chính sách của Washington đối với Bình Nhưỡng là gốc rễ của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại bán đảo Triều Tiên hiện nay. 

Beal mô tả tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng là thứ duy nhất họ có thể mặc cả với Hoa Kỳ và rằng mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là thiếp lập hòa bình với Mỹ, được cung cấp viện trợ lương thực đang rất cần.

Tuy nhiên, "Mỹ đã giở trò với các cam kết của mình bằng các bài tập quân sự để ngăn chặn chính phủ Hàn Quốc mới tham gia đối thoại với miền Bắc như Tổng thống Park Geun-hye đã hứa trong chiến dịch tranh cử của mình" - ông nói với RT.

Ông kết luận rằng cuối cùng người Mỹ cũng sẽ phải công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng chính sách của Mỹ với Triều Tiên hiện nay khá giống với chính sách Mỹ đã từng áp dụng đối với Ấn Độ dưới chính quyền Bush.

"Người Mỹ dưới thời George Bush đã làm điều tương tự với Ấn Độ. Họ đã rằng Ấn Độ phát triển vũ khí hạt nhân và vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng Washington cuối cùng cũng phải thỏa hiệp với Ấn Độ để làm một "đối trọng tốt" với Trung Quốc trong khu vực này" - ông nói thêm.

Washington ký kết Hiệp định hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn Độ với New Delhi vào năm 2005, trong đó cho phép Ấn Độ miễn bị ràng buộc bởi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Nguyễn Hường (nguồn RT)