Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ không mua tất cả 48 máy bay Su-35

27/03/2012 07:21
Việt Dũng (Theo báo Phượng Hoàng)
(GDVN) - “Trung Quốc mua máy bay chiến đấu của Nga, rồi sao chép, cuối cùng trở thành đối thủ cạnh tranh của Nga trên thị trường quốc tế”.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.

Tờ “Jane’s Defense Weekly” kỳ mới nhất có bài viết cho rằng, về thông tin Nga sẽ bán cho Trung Quốc máy bay chiến đấu Su-35, có nguồn tin từ Công nghiệp Quốc phòng Nga cho rằng, động thái này của Trung Quốc là có ý đồ sao chép công nghệ radar và động cơ của Nga, cố tình bán Su-35 cho Trung Quốc là hoàn toàn không khôn ngoan.

Theo “Jane’s Defense Weekly”, có tin cho biết, Trung Quốc và Nga sắp đạt được nhất trí về việc Không quân Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, nhưng do Nga lo ngại Trung Quốc sẽ sao chép nguyên xi mẫu máy bay Su-35, phương án mua này có khả năng đối mặt với những trở ngại.

Theo tờ “Kommersant” của Moscow, nguồn tin từ Chính phủ Nga cho biết: “Hai bên đang đạt được một thỏa thuận thực tế về phương án bán hàng, thỏa thuận quy định Nga bán 48 máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc với giá 4 tỷ USD”.

Nhưng, sau việc này, lại xuất hiện thông tin cho rằng: “Khoản giao dịch này đã gặp phải trở ngại bất ngờ: Moscow yêu cầu Bắc Kinh cam kết về mặt pháp lý, cam kết sẽ không thực hiện công trình đảo ngược để sao chép Su-35.

Yêu cầu này chủ yếu nhằm tránh để Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh của Nga khi bán máy bay chiến đấu cho nước khác. Nhưng, phía Trung Quốc hoàn toàn không vội vã đưa ra cam kết này”.

Có nguồn tin liên quan từ Cục Hợp tác Kỹ thuật quân sự Liên bang Nga (FSVTS) cho biết, cam kết này là “tiền đề cần thiết” để đạt được giao dịch.

Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc được cho là sao chép Su-27SK của Nga.
Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc được cho là sao chép Su-27SK của Nga.

Phía công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho rằng, Trung Quốc có thể dùng trang bị Nga để hỗ trợ hoặc sao chép phương án thiết kế của Nga để chế tạo ra các loại phiên bản sao chép từ máy bay chiến đấu Nga, những sản phẩm sao chép này lại trở thành đối thủ cạnh tranh xuất khẩu của công nghiệp quốc phòng Nga. Những vấn đề này đều là điều mà Nga không muốn tiếp tục nhìn thấy.

Một đại diện công nghiệp quốc phòng Nga nói với tờ “Jane’s Defense Weekly” rằng: “Không có ai thực sự tin là Trung Quốc sẽ mua toàn bộ 48 máy bay Su-48”.

“Họ có thể ký kết hợp đồng, nhưng mặc dù hợp đồng yêu cầu họ mua tất cả 48 máy bay chiến đấu, họ vẫn sẽ chấm dứt giao dịch sau khi nhận được một phần, tình hình này giống như trước đây họ nhận được giấy phép sản xuất Su-27SK”.

Năm 1995, Công ty Máy bay Thẩm Dương đã ký với Nga thỏa thuận có liên quan đến cấp phép cho Trung Quốc sản xuất 200 máy bay chiến đấu Su-27SK. Nhưng sau đó Công ty Máy bay Thẩm Dương bắt đầu sản xuất loại máy bay J-11B – tức phiên bản sao chép của Su-27SK. Cho đến khi phía Nga thông báo ngừng lắp ráp Su-27SK, thỏa thuận cũng chỉ hoàn thành được 95 chiếc.

J-11B được coi như sản phẩm thay thế Su-27 và Su-30MK do Nga chế tạo, được thúc đẩy xuất khẩu cho các khách hàng. Các nguồn tin từ Công ty Máy bay Thẩm Dương cho biết, Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển phiên bản sao chép máy bay chiến đấu Su-33, tức J-15, loại máy bay trang bị cho tàu sân bay. Ngoài ra, máy bay chiến đấu J-16 do Công ty Máy bay Thẩm Dương nghiên cứu chế tạo cũng bị Nga cáo buộc là sao chép Su-30MK2.

Máy bay J-15, loại máy bay trang bị cho tàu sân bay, do Trung Quốc phát triển, được cho là sao chép Su-33 của Nga.
Máy bay J-15, loại máy bay trang bị cho tàu sân bay, do Trung Quốc phát triển, được cho là sao chép Su-33 của Nga.

Theo tờ “Jane’s Defens Weekly”, phía Nga còn cho biết, chi phí nghiên cứu chế tạo của Trung Quốc rẻ hơn, máy bay chiến đấu có công nghệ thiết kế đơn giản hơn đã gây ảnh hưởng bất lợi cho triển vọng xuất khẩu của công nghiệp quốc phòng Nga.

Máy bay chiến đấu FC-1 (hay JF-17 Kiêu Long, Thunder, Thần sấm) được nghiên cứu phát triển trên nền tảng MiG-21 của Công ty Máy bay Thành Đô Trung Quốc cũng bị cho là nguyên nhân chính khiến cho Nga dần mất đi đơn đặt hàng MiG-29 của Ai Cập. Loại máy bay chiến đấu này cũng từng gây trở ngại nhất định cho việc bán MiG-29 cho Myanmar.

Một đại diện của công nghiệp quốc phòng Nga nói: “Chúng tôi có khách hàng đáng tin cậy như Venezuela luôn xếp hàng chờ đợi Su-35, hơn nữa họ sẽ mua tất cả máy bay theo hợp đồng lúc đầu, chứ sẽ không đi sao chép như Trung Quốc”.

“Để cho Trung Quốc chen chân vào trước những khách hàng này không hề có giá trị gì. Nếu không ký được hợp đồng với Bắc Kinh, một số người của chúng tôi sẽ vui hơn, bởi vì chúng tôi biết nếu bán cho Trung Quốc sẽ có hậu quả gì”.

Máy bay chiến đấu J-16 được cho là sao chép Su-30MK2 của Nga.
Máy bay chiến đấu J-16 được cho là sao chép Su-30MK2 của Nga.

Việt Dũng (Theo báo Phượng Hoàng)