Cựu chiến binh lập bảo tàng kỷ vật chiến tranh

22/12/2011 10:31
Theo Vnexpress
Suốt 20 năm lặn lội chiến trường xưa và lân la các cửa hàng phế liệu, người cựu chiến binh già đã thu thập được hơn 100 kỷ vật thời chiến
Suốt 20 năm lặn lội chiến trường xưa và lân la các cửa hàng phế liệu, người cựu chiến binh già đã thu thập được hơn 100 kỷ vật thời chiến cùng cả nghìn bức ảnh quý, trưng bày tại "bảo tàng" đặt tại gia đình ông.
Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp đang giới thiệu với bạn bè và khách tham quan về những kỷ vật thời chiến. Ảnh: Hoàng Hà.
Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp đang giới thiệu với bạn bè và khách tham quan về những kỷ vật thời chiến. Ảnh: Hoàng Hà.
Nằm trong khuôn viên nhà riêng của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp (61 tuổi) ở phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), lâu nay Câu lạc bộ chiến sĩ - "bảo tàng" lưu giữ kỷ vật chiến tranh - là điểm đến quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là cựu chiến binh quân khu Trị Thiên, đồng đội một thời khói lửa của ông Hiệp.
Vỏ bom 500 kg được ông Hiệp đặt ngoài cửa gian trưng bày.
Vỏ bom 500 kg được ông Hiệp đặt ngoài cửa gian trưng bày.
Để có nhiều không gian trưng bày kỷ vật, gia đình ông đã xây dựng lại "bảo tàng" và đưa vào khánh thành nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân 22/12. "Vui lắm, ngày ngày ra vào ngắm đi ngắm lại kỷ vật, bao kỷ niệm thời kỳ cầm súng chiến đấu lại dội về", nhấp ngụm trà nóng giữa ngày đông giá lạnh, ông Hiệp xúc động chia sẻ.
Gần đó là 2 quả đạn 175 mm - từng được quân đội Mỹ gọi là "vua chiến trường" - cùng các loại vỏ đạn pháo cối, cối cá nhân cỡ từ 82 mm đến 155 mm.
Gần đó là 2 quả đạn 175 mm - từng được quân đội Mỹ gọi là "vua chiến trường" - cùng các loại vỏ đạn pháo cối, cối cá nhân cỡ từ 82 mm đến 155 mm.
Năm 1967, khi vừa 18 tuổi và mới học hết lớp 9, dù thuộc diện miễn nhập ngũ vì có người anh ruột đã hy sinh ngoài chiến trường, nhưng chàng trai Nguyễn Mạnh Hiệp một mực xin đi lính.
Tủ trưng bày kỷ vật của bộ đội Việt Nam đặt trang trọng ở một góc riêng.
Tủ trưng bày kỷ vật của bộ đội Việt Nam đặt trang trọng ở một góc riêng.
Bước vào quân ngũ, chàng thanh niên Hà Nội được biên chế vào Tiểu đoàn 420, Sư đoàn 320B. Trải qua 3 tháng huấn luyện tân binh, Hiệp được lệnh đi B và nhận nhiệm vụ làm trinh sát bảo vệ cho Quân khu Trị Thiên.
Ba lô, mũ tai bèo của quân đội Việt Nam.
Ba lô, mũ tai bèo của quân đội Việt Nam.
"Hành quân ròng rã bằng đường bộ hàng trăm cây số trong suốt 3 tháng từ Ninh Bình đến A Lưới (Thừa Thiên - Huế), bao nhiêu bom rơi, đạn nổ quanh mình, cái đói luôn thường trực, chỉ có khoai sắn, rau rừng là thức ăn chính qua ngày, chưa kể phải chịu những trận sốt rét kéo dài, nhưng cuối cùng tôi và đồng đội đã đặt chân đến nơi", ông kể lại.
Một góc gian trưng bày đồ vật thời chiến của lính Mỹ.
Một góc gian trưng bày đồ vật thời chiến của lính Mỹ.
Mặt trận Trị Thiên hồi đó gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn lương thực, vũ khí. Kẻ địch tập trung hỏa lực ngày đêm đánh phá, nhiều đồng đội bị thương nặng và hy sinh, bản thân ông cũng là thương binh hạng 4/4. Sự kiện cùng với Sư đoàn 324 đập tan cuộc càn quét của 13 tiểu đoàn địch tại đồi Abia (có tên là đồi Thịt băm) khiến ông nhớ mãi.
Dây lưng của lính Mỹ xưa.
Dây lưng của lính Mỹ xưa.
"Trận chiến ấy của Mỹ vốn có cái tên lãng mạn là 'Tuyết rơi trên đỉnh núi' nhưng sau đó đã bị quân ta biến thành 'Máu rơi trên đỉnh núi', người thương binh trong cuộc chiến chống Mỹ khẽ mỉm cười.

Bước ngoặt trong cuộc đời binh nghiệp của ông bắt đầu năm 1969, khi ông bị thương phải chuyển về điều trị tại Đoàn 580 (Quảng Bình). Sau đó, ông được phân công làm cán bộ khung, huấn luyện tuyển quân bổ sung cho các đơn vị. Rồi năm 1972, ông chuyển về công tác tại Bộ Văn hóa.

Trong thời kỳ tham gia chống Mỹ, ông từng là lính dưới quyền của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Từ đó đến nay, ông và nguyên Tổng bí thư vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ và ôn lại kỷ niệm về Trị Thiên khói lửa.
Máy tra tấn điện mà Mỹ, Ngụy thường dùng để tra khảo tù binh.
Máy tra tấn điện mà Mỹ, Ngụy thường dùng để tra khảo tù binh.
Ông bảo, chứng kiến nhiều người lính hy sinh quá nên lòng đau xót. Lưu giữ kỷ vật chính là cách để nhớ tới đồng đội. "Không bao giờ quên được, nhiều khi nằm cùng một võng, sáng ra thấy bạn chết ngay cạnh vì sốt rét ác tính, lại kèm theo cái đói mà đau lòng", người lính một thời chép miệng.

Suốt 20 năm qua, ông thường xuyên đi thu thập lại các kỷ vật từ chiến trường xưa và đồng đội cũ. Có những người bạn chiến đấu biết tâm nguyện của ông nên có kỷ vật lại mang đến nhờ ông cất giữ. Nhưng phần lớn kỷ vật tại bảo tàng tư nhân này do ông bỏ tiền túi ra mua lại, khi lân la ở các cửa hàng buôn bán phế liệu.
Những chiếc cạp lồng, đèn pin và nhiều vật dụng, đồ dùng sinh hoạt khác.
Những chiếc cạp lồng, đèn pin và nhiều vật dụng, đồ dùng sinh hoạt khác.
Năm 2009, trong lần lặn lội tìm kiếm, thấy vỏ quả bom 500 kg từ Khe Sanh (Quảng Trị) nhưng tiền không còn, ông phải vay mượn bạn bè để thuê xe tải từ Hà Nội vào tận nơi chở ra. "Tiền mua vỏ quả bom hết 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển hơn 7 triệu. Đã trót đam mê sưu tầm rồi đành phải tốn kém vậy chứ biết làm sao", ông cười nói.
Ông Hiệp giới thiệu về chiếc điện thoại thời chiến của Mỹ do bộ đội ta thu lượm được.
Ông Hiệp giới thiệu về chiếc điện thoại thời chiến của Mỹ do bộ đội ta thu lượm được.
Trên đường vận chuyển, vỏ bom này từng bị các trạm cảnh sát giao thông định thu giữ, nhưng nghe ông giải thích mang về làm bảo tàng, họ lại cho đi tiếp.
Chiếc áo giáp của phi công Mỹ.
Chiếc áo giáp của phi công Mỹ.
"Bảo tàng" kỷ vật thời chiến của ông Hiệp là căn nhà rộng chừng 30 m2, trước đây vốn là sân vườn chơi cây cảnh. Bên trong đặt các tủ kính bày hiện vật, ngoài cửa là chiếc vỏ đạn 500 kg và 2 quả đạn 175 mm, "vua chiến trường" một thời của quân đội Mỹ. Ngoài ra, còn đủ loại vỏ đạn pháo cối, cối cá nhân cỡ từ 82 mm đến 155 mm.
Ngoài ra, ông còn có cả nghìn bức ảnh thời chiến sinh động sưu tầm được mà không thể treo hết.
Ngoài ra, ông còn có cả nghìn bức ảnh thời chiến sinh động sưu tầm được mà không thể treo hết.
Ông tiết lộ, vẫn còn nhiều kỷ vật ở các tỉnh chưa kịp và chưa có điều kiện mang về. Năm 1999, người cựu chiến binh từng mua được 2 vỏ đầu máy bay F111 của Mỹ, hàng loạt mũ sắt, một bàn làm việc của trung tướng Ngụy và hàng rào điện tử của Mc Namara, nhưng chưa kịp vận chuyển về thì bị đánh cắp.

Trong các dãy tủ trưng bày, ông cũng sưu tập đầy đủ vật dụng thời chiến của quân đội 2 phía, như chiếc cạp lồng, hộp đựng thuốc, dây lưng, điện thoại, máy tra tấn điện, cuốn hồi ký... Đặc biệt, ông có cả nghìn bức ảnh sinh động về thời kỳ chiến tranh chống Mỹ chưa từng công bố trong đó có cả bức ảnh chân dung 10 nữ thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh).
Đây là chiếc áo của một nữ thanh niên xung phong, đồng đội của 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh : Hoàng Hà.
Đây là chiếc áo của một nữ thanh niên xung phong, đồng đội của 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh : Hoàng Hà.
Mơ ước của cựu chiến binh già là có đủ tiền để mua được chiếc xe Jeep Mỹ và chiếc U Oát cũ để chơi, dù giá của chúng không hề đắt.


Theo Vnexpress