Gặp tác giả những bức ảnh vụ thảm sát Sơn Mỹ

26/10/2011 14:33
Theo VTV
Trong ba ngày (từ 24-26/10), cựu binh Mỹ Ronald Haeberle đã trở lại Sơn Mỹ với một sứ mạng không kém phần hệ trọng.
27 tuổi, đưa ra ánh sáng vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Nay tuổi ngoài 70, Ronald Haeberle không ngần ngại có mặt để góp phần lý giải một sự thật liên quan đến những nạn nhân 43 năm trước.
Trong ba ngày (từ 24-26/10), cựu binh Mỹ Ronald Haeberle đã trở lại Sơn Mỹ với một sứ mạng không kém phần hệ trọng
Trong ba ngày (từ 24-26/10), cựu binh Mỹ Ronald Haeberle đã trở lại Sơn Mỹ với một sứ mạng không kém phần hệ trọng
Vụ thảm sát của quân đội Mỹ tại Sơn Mỹ (tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra vào ngày 16/3/1968 đã từng làm rúng động thế giới. Người góp phần quan trọng phơi bày sự thật bi thương này không ai khác là Ronald Haeberle - tác giả những bức ảnh nổi tiếng tường thuật về cái chết của 504 người dân vô tội.
 
Trong ba ngày (từ 24-26/10), cựu binh Mỹ Ronald Haeberle đã trở lại Sơn Mỹ với một sứ mạng không kém phần hệ trọng, đó là góp phần làm sáng tỏ một số tình tiết có liên quan đến những nạn nhân còn sống sót trong vụ thảm sát kinh hoàng này.  
 
Trong tâm trí của Ronald Haeberle, Sơn Mỹ còn nguyên hình ảnh chết chóc của 43 năm về trước. Với vai trò là phóng viên chiến trường của quân đội Mỹ, ông đã có mặt trong nhiều cuộc hành quân ở miền Trung Việt Nam, và sự kiện Mỹ Lai là một ám ảnh, là cú sốc lớn nhất đã làm thay đổi đời ông.
 
"Làm thế nào có thể diễn tả được những gì xảy ra vào buổi sáng kinh hoàng đó. Khi vào làng, tôi đã chứng kiến một sự việc không bình thường. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi quay trở lại đây và hy vọng về những điều tốt đẹp. Chuyến đi này thực sự có ý nghĩa với tôi bởi tôi cũng đã tìm lại dấu vết của chính mình", Ronald Haeberle nói.
 
Đón Ronald Haeberle, chính quyền và người dân Quảng Ngãi đã dành cho ông nhiều tình cảm ưu ái, bởi không chỉ là người đưa ra công lý vụ thảm sát mà quân đội Mỹ đã cố tình bưng bít, mà với nhiều nhân chứng, ông còn là một ân nhân thoát khỏi họng súng trong gang tấc. Với giới báo chí, sự có mặt của Ronald Haeberle bên những tấm ảnh lịch sử cực kỳ có ý nghĩa, bởi chỉ có tác giả mới có thể cắt nghĩa vì sao chúng trở nên nổi tiếng và có mặt tại Bảo tàng Sơn Mỹ.
 
Ronald Haeberle cho biết: "Trong cuộc đời chụp ảnh của tôi, tôi luôn mong muốn những bức ảnh của mình được xuất bản từ năm này sang năm khác, bởi vì chỉ có như vậy mọi người mới biết chiến tranh đã diễn ra như thế nào, đó là những câu chuyện kể về những chịu đựng của thường dân, những chết chóc của người lính. Tôi muốn ghi lại chiến tranh trong những tấm hình của mình để người ta nhận ra điều gì đã xảy ra, đó là trách nhiệm của nghề nghiệp".
 
Và, một bất ngờ khác, người đồng hành trở về với Ronald Haeberle lần này là một nhân chứng sống của vụ thảm sát 43 năm về trước. Đó là anh Trần Văn Đức - Việt kiều định cư tại Đức.
 
Bức ảnh hai anh em Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà được Tạp chí Life công bố vào năm 1969, từng được Khu chứng tích Sơn Mỹ chú thích là hai anh em Trương Bốn và Trương Năm, thế nhưng, bằng thực tế đời mình và những bằng chứng có được, anh Trần Văn Đức cho rằng, đó là mình và cô em gái Trần Thị Hà. Đã có nhiều cuộc làm việc với các cơ quan chủ quản và ngành chức năng ở tỉnh Quảng Ngãi, song câu chuyện hiệu chỉnh vẫn bất thành. Trần Văn Đức đã sang Mỹ tìm kiếm và gặp gỡ Ronald Haeberle, những câu chuyện của Trần Văn Đức đã thôi thúc ông trở lại mảnh đất đau thương này để góp phần làm sáng tỏ sự thật.
 
27 tuổi, đưa ra ánh sáng vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong chiến tranh Việt Nam. Nay tuổi ngoài 70, lại không ngần ngại có mặt để góp phần lý giải một sự thật liên quan đến những nạn nhân 43 năm trước, phải chăng đó là triết lý sống của Ronald Haeberle.
Theo VTV