Hải quân Mỹ cho nhiều tiền thưởng cũng khó giữ vì binh sỹ sợ ly hôn

23/12/2014 09:56
Việt Dũng
(GDVN) - Để giữ nhân tài phục vụ cho các nhiệm vụ trên toàn cầu, Hải quân Mỹ đã tiến hành nhiều chính sách và điều chỉnh nhưng vẫn gặp khó khăn.
Binh sĩ Hải quân Mỹ dựng cờ trên tàu chiến ở cảng Manama, Bahrain
Binh sĩ Hải quân Mỹ dựng cờ trên tàu chiến ở cảng Manama, Bahrain

Mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 20 tháng 12 đăng bài viết nhan đề "Chảy máu nhân viên: Hiện thực và nhu cầu" cho rằng, Hải quân Mỹ cam kết với quân nhân, nhiệm vụ trên biển dài hạn trong tương lai sẽ được thông báo trước, nhưng điều này cuối cùng thực hiện còn phải vài năm.

Trên thực tế, điều này có thể sẽ mãi không thể thực hiện, bởi vì hải quân luôn phải đến những khu vực điểm nóng xa xôi để ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước khác, trong khi đó, những cuộc khủng hoảng này là không thể dự kiến.

Hải quân Mỹ phải thường xuyên điều động binh sĩ đi nước ngoài xa xôi để thực hiện nhiệm vụ lâu dài. So với các quân chủng khác, vấn đề này của hải quân nghiêm trọng hơn nhiều. Binh sĩ hải quân rất không thích nhiệm vụ điều đi thường xuyên và lâu dài này, đặc biệt là những quân nhân đã kết hôn, nhất là mới kết hôn.

Điều này đã làm nảy sinh ngày càng nhiều vấn đề “tuyển người mới khó và giữ lại người cũ khó”. Thu hút và giữ lại nhiều hơn binh sĩ hải quân, nhất là những nhân tài kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đối với vận hành và bảo trì các trang bị công nghệ cao là một vấn đề lớn. Những người này nếu đến làm việc ở các doanh nghiệp thương mại, thì tiền lương của họ có thể nhiều hơn, cũng không cần hoặc bị điều ra nước ngoài một cách cưỡng chế.

Một binh sĩ Hải quân Mỹ vội vã kết hôn tại sân bay sau khi trở về từ vùng biển Syria
Một binh sĩ Hải quân Mỹ vội vã kết hôn tại sân bay sau khi trở về từ vùng biển Syria

Còn có một vấn đề là, nhiều binh sĩ hải quân hơn phát hiện một số binh sĩ trên tàu chiến thực hiện nhiệm vụ trên biển có thời gian dài hơn binh sĩ trên tàu chiến của họ. Mỗi tàu chiến có thời gian thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài khác nhau rất lớn, một số tàu khu trục và tàu tuần tra có một nửa thời gian trên biển.

Đương nhiên, những số liệu này chỉ là về bản thân tàu chiến. Hải quân Mỹ ngày càng quan tâm thời gian đi nước ngoài trên biển của mỗi binh sĩ. Đây là do tàu chiến sẽ cả đời phục vụ cho hải quân, trong khi đó cứ vài năm binh sĩ phải quyết định có tiếp tục ở lại quân đội hay không. Hải quân Mỹ gọi đây là "giữ lại làm việc", thời gian thực hiện nhiệm vụ trên biển của binh sĩ càng dài, họ càng không muốn ở lại quân đội.

Để có thể giữ lại được nhiều binh sĩ hơn, Hải quân Mỹ muốn để thời gian thực hiện nhiệm vụ trên biển của mỗi tàu chiến là 32%, hơn nữa phải phân phối bình quân thời gian thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài của mỗi binh sĩ có tư cách đi biển.

Hải quân Mỹ còn đang nỗ lực đạt được một mục tiêu khác, đó là làm sao để nhiệm vụ đi nước ngoài thực hiện nhiệm vụ của các binh sĩ có tính dự báo. Quân nhân đã kết hôn muốn có thời gian dành cho em bé, hy vọng có thể cùng người thân hưởng kỳ nghỉ và một số ngày đặc biệt.

Binh sĩ Hải quân Mỹ và gia đình
Binh sĩ Hải quân Mỹ và gia đình

Yêu cầu nghiêm khắc sau sự kiện 11/9/2001 làm cho các binh sĩ Hải quân Mỹ khó mà dự kiến được nhiệm vụ đi biển của mình, điều này khiến cho họ càng khó sắp xếp được cuộc sống gia đình. Điều này thường sẽ khiến cho quân nhân ly hôn hoặc nhiều khi binh sĩ phải rời khỏi quân đội, cho dù Hải quân Mỹ có cho họ nhiều tiền thưởng hơn thì cũng khó mà giữ được.

Hải quân Mỹ đã tiến hành một số điều chỉnh. Vào năm 2008, Hải quân Mỹ đã điều chỉnh thời gian biểu thực hiện nhiệm vụ của tàu chiến, để binh sĩ hải quân ít nhất có một nửa thời gian ở lại cảng. Đây được gọi  là "thời gian dừng lại nghỉ". Trong Hải quân Mỹ có 60% người đã ly hôn, thời gian dừng lại nghỉ rất quan trọng, hải quân cũng đã hủy bỏ quy định định kỳ đi biển thực hiện nhiệm vụ 6 tháng tồn tại mấy chục năm (bất kể cần hay không cần).

Do quan hệ căng thẳng với Iran trầm trọng thêm và Trung Quốc trỗi dậy, Hải quân Mỹ không thể không vội vã điều động binh sĩ và tàu chiến đến vịnh Ba Tư và Tây Thái Bình Dương thực hiện nhiệm vụ, để duy trì vai trò ảnh hưởng tại khu vực này, chính sách năm 2008 của Hải quân Mỹ đã không thể thực hiện.

10 năm qua, chi tiêu của Hải quân Mỹ giảm đi cũng làm nảy sinh một vấn đề khác. Rất nhiều người trong tầng lớp lãnh đạo Hải quân Mỹ hy vọng giảm thời gian thực hiện nhiệm vụ trên biển, dùng số tiền tiết kiệm được để bảo trì thiết bị, nghỉ ngơi và giữ lại nhân viên hải quân. Hải quân Mỹ cũng bị cấp trên yêu cầu tìm được các phương pháp khác để giải quyết vấn đề không giữ được người.

Binh sĩ Hải quân Mỹ và gia đình họ
Binh sĩ Hải quân Mỹ và gia đình họ
Việt Dũng