Iran bắt đầu cảm thấy căng thẳng vì sức ép Mỹ?

24/12/2011 07:24
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Do vị thế địa-chính trị rất quan trọng ở Trung Đông, Syria trở thành một chiếc “van hãm”.

Syria - "van hãm" của tình hình hỗn loạn Ả rập

Khu vực Trung Đông được coi là “ngã tư đường của thế giới”, tình hình Ả rập hỗn loạn vận chưa lắng xuống, vấn đề Iran tiếp tục nóng lên, thế giới Ả rập kích thích “dây thần kinh” của thế giới, những vấn đề nổi lên là: liệu phương Tây có sao chép “mô hình Libya” ở Syria hay không, Mỹ có dùng vũ lực tấn công Iran hay không?

Syria có vị trí địa-chiến lược tại Trung Đông
Syria có vị trí địa-chiến lược tại Trung Đông

Sirya là “van hãm” của tình hình hỗn loạn của thế giới Ả rập

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Lý Thiệu Tiên cho rằng, có thể quan sát 2 nước có tính tiêu chí, trong đó có Syria. Syria là “van hãm” của tình hình hỗn loạn Trung Đông, do vị thế địa-chính trị của nước này rất quan trọng.

Ở đây, Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí Nga, Mỹ có sự đan xen rất phức tạp về các mâu thuẫn lợi ích, có thể nói là “thần kinh trung khu của khu vực Trung Đông”.

Nếu Syria thoát được khủng hoảng, có thể phán đoán tình hình hỗn loạn sẽ kết thúc. Nếu thay đổi chính quyền, thì làn sóng xung đột sẽ lan mạnh hơn tới các nước khác.

Một nước có tính tiêu chí khác là Saudi Arabia, cùng với sự sụp đổ của chính trị cường quyền thế giới Ả rập, vai trò ảnh hưởng của Saudi Arabia ngày càng lớn, nếu Saudi Arabia xảy ra rối loạn, Trung Đông sẽ “long trời lở đất”.

Thế giới Ả rập đang đứng trước "ngã tư đường"
Thế giới Ả rập đang đứng trước "ngã tư đường"

Khu vực Trung Đông tồn tại 4 lực lượng quan trọng: người Ả rập, người Ba Tư (Iran), người Đột Quyết (Thổ Nhĩ Kỳ), người Do Thái (Israel), Syria có tầm quan trọng đối với cả 4 lực lượng này.

Trong quan hệ giữa Ả rập và Israel, Syria là quốc gia Ả rập mạnh nhất tiếp giáp trực tiếp với Israel; trong quan hệ với Iran, hiện Sirya là đồng minh kiên định duy nhất của Iran trong thế giới Ả rập; từ góc độ của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria là con đường đi vào Trung Quốc và quay trở lại thế giới Ả rập, có đầu tư rất lớn ở Syria.

Phương Tây tuy muốn lật đổ chính quyền hiện tại của Syria, nhưng nếu chính quyền hiện tại của Syria sụp đổ, Trung Đông có thể xuất hiện tình hình hỗn loạn không thể ngăn cản. Rủi ro này phương Tây cũng khó mà gánh nổi. Vì vậy, hiện nay phương Tây còn chưa quyết tâm sử dụng vũ lực can thiệp vào Syria.

Then chốt của tình hình Syria là ở cấp cao của chính quyền nước này, nội bộ quân đội phải chăng duy trì sự đoàn kết và thống nhất như cũ. Syria vẫn có một tia hy vọng thoát khỏi khủng hoảng.

Vấn đề Iran trói buộc sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phía Đông của Mỹ

Lý Thiệu Tiên cho rằng, lúc ban đầu xảy ra tình hình hỗn loại ở thế giới Ả rập, Iran tương đối bàng quan, thậm chí được lợi, một số chính quyền lần lượt sụp đổ, làm thay đổi sự chú ý tới vấn đề hạt nhân Iran. Nhưng, cùng với việc tình hình hỗn loạn lan tới Syria, là đồng minh chiến lược của họ, Iran bắt đầu căng thẳng.

Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương

Gần đây, vấn đề Iran nóng lên nhanh chóng và Mỹ muốn đẩy sự hỗn loạn vào Iran. Sau khi chiến sự Libya kết thúc, Mỹ nhanh chóng thông qua “sự kiện ám sát Đại sứ” và báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế chuyển sự chú ý của cộng đồng quốc tế tới Iran, dấy lên lời kêu gọi dùng vũ lực can thiệp vào Iran.

Lý Thiệu Tiên cho rằng, nhìn nhận lý do Mỹ muốn xử lý cấp bách vấn đề Iran phải đặt trong bối cảnh Mỹ chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang phương Đông. Sau khi Obama lên nắm quyền, Mỹ cố gắng chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, lực lượng đầu tư cho Trung Đông buộc phải giảm đi.

Nhưng đầu năm nay, tình hình rối loạn ở Ả rập đã làm xáo trộn các bước đi của Mỹ. Mỹ thực hiện chuyển trọng tâm chiến lược sang phương Đông cần phải làm tốt 2 việc ở Trung Đông: Một là, ứng phó tốt với tình hình hỗn loạn của thế giới Ả rập, dẫn dắt theo chiều hướng phục vụ cho lợi ích của Mỹ. Hai là, cần kiểm soát được Iran, đặc biệt là trong tình hình Mỹ rút quân khỏi Iraq.

Khu vực Trung Đông, đặc biệt là Iran vẫn là thách thức lớn đối với Mỹ
Khu vực Trung Đông, đặc biệt là Iran vẫn là thách thức lớn đối với Mỹ

Hiện nay, điều kiện Mỹ dùng vũ lực đối với Iran còn chưa đầy đủ, chỉ ở trong 3 trường hợp sau đây Mỹ mới có thể tấn công Iran:

Một là, môi trường trong và ngoài nước của Mỹ phải rất có lợi cho việc sử dụng vũ lực của họ, như sau sự kiện 11/9, trong nước Mỹ đồng lòng căm thù kẻ địch, quốc tế lại phổ biến đồng tình.

Hai là, Mỹ cho rằng Iran sắp nghiên cứu chế tạo được vũ khí hạt nhân.

Ba là, Mỹ muốn chuyển cuộc khủng hoảng ở trong nước ra bên ngoài.

Hiện nay, ba điều kiện này đều chưa có, trong ngắn hạn khả năng Mỹ sử dụng vũ lực can thiệp Iran không lớn. Nhưng, Israel đã “không thể chờ đợi”, tồn tại khả năng Israel “vượt đèn đỏ” đi đầu tấn công Iran.

Nga có lợi ích quan trọng tại Syria và Trung Đông
Nga có lợi ích quan trọng tại Syria và Trung Đông

Hy vọng thế giới Ả rập có thể tìm được con đường phát triển thích hợp

Lý Thiệu Tiên cho rằng, tình hình hỗn loạn đợt này của thế giới Ả rập chắc chắn sẽ là một quá trình lâu dài, không bằng phẳng, hy vọng thế giới Ả rập có thể tìm được một con đường phát triển thích hợp.

Một số người phương Tây cho rằng, lịch sử gần 300 năm chứng minh, trên thế giới chỉ có một mô hình và con đường phát triển thành công, đó là con đường phát triển kiểu phương Tây.

Nhưng hiện nay, Trung Quốc đã bước lên một con đường phát triển khác với mô hình phương Tây, cho nên họ cho rằng “Trung Quốc đe dọa thế giới”. Nếu thế giới Ả rập tìm được một con đường phát triển thích hợp cho mình, chắc chắn sẽ tiếp tục đóng góp to lớn cho nền văn minh thế giới.

Chuyên gia Trung Quốc khuyên thế giới Ả rập học hỏi "con đường phát triển hòa bình" của Trung Quốc
Chuyên gia Trung Quốc khuyên thế giới Ả rập học hỏi "con đường phát triển hòa bình" của Trung Quốc

Về ảnh hưởng của tình hình hỗn loạn của thế giới Ả rập đối với Trung Quốc, Lý Thiệu Tiên cho rằng, việc tìm tòi con đường phát triển phù hợp với mình của thế giới Ả rập chính là minh chứng cho tính đúng đắn của việc Trung Quốc kiên trì con đường phát triển của mình. Trên thực tế, hiện nay Trung Quốc là một nước lớn, nếu rập khuôn con đường phát triển của phương Tây sẽ không thực hiện được.

Các nước Ả rập có tham vọng phát triển mạnh mẽ, kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc chắc chắn sẽ là “tấm gương” rất tốt cho các nước này, công nghệ của Trung Quốc cũng là thứ họ rất cần, thế giới Ả rập sau tình hình hỗn loạn này sẽ rất cần Trung Quốc.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)