"Kinh nghiệm của TQ chỉ có được từ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam"

01/04/2014 10:01
Đông Bình
(GDVN) - Sau khi kết thúc nội chiến và thành lập nước Trung Quốc mới, chiến tranh tham gia thực tế của Quân đội Trung Quốc chỉ có hai.
Tàu khu trục tên lửa "thế hệ mới" đầu tiên Côn Minh, số hiệu 172, Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc biên chế ngày 21 tháng 3 năm 2014.
Tàu khu trục tên lửa "thế hệ mới" đầu tiên Côn Minh, số hiệu 172, Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc biên chế ngày 21 tháng 3 năm 2014.

Trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 26 tháng 3 đưa tin, tàu khu trục tên lửa Type 052D đầu tiên của Trung Quốc vừa chính thức biên chế cho hải quân nước này.

Trong 10 - 15 năm tới, nó sẽ trở thành tàu chiến chủ lực của cụm tác chiến trên biển của Hải quân Trung Quốc và là tàu hộ tống của biên đội tàu sân bay mới. Tính năng của loại tàu khu trục này làm cho nó có thể "phân cao thấp" với tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản trang bị hệ thống Aegis.

Theo bài báo, đặc điểm của tàu khu trục tên lửa Type 052D là khả năng phòng không tăng mạnh, điều này gây lo ngại cho quyền kiểm soát trên không của máy bay tàu sân bay - át chủ bài trong chiến tranh trên biển của Mỹ.

Khả năng tấn công của bản thân tàu chiến, sức chiến đấu của máy bay tàu sân bay, lực lượng hàng không tầm xa bờ biển của Trung Quốc trong xung đột tiềm tàng ở khu vực Tây Thái Bình Dương - những nhân tố này có thể gây hiệu ứng tổng hợp, tăng mạnh hiệu suất của hệ thống tổng thể và mỗi yếu tố.

Biên đội tàu khu trục, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu khu trục, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Theo bài báo, mặc dù khả năng tàu chiến mới tốt, nhưng điều đáng nói là, chủ lực của Hải quân Trung Quốc hiện nay vẫn là các tàu chiến tương đối cũ kỹ: 16 chiếc trong số 32 tàu khu trục, 33 chiếc trong số 45 tàu hộ vệ - những tàu này được chế tạo từ hơn 20 năm trước.

Do công nghệ quân sự của Trung Quốc khi đó còn tương đối lạc hậu, tính năng của chúng không thể so sánh được với tàu chiến cùng loại của Nga, châu Âu và Mỹ.

Tình hình lực lượng tàu ngầm cũng như vậy: Trong khoảng 70 tàu ngầm sở hữu về danh nghĩa của Hải quân Trung Quốc, chỉ có 19 chiếc thuộc "tàu ngầm hiện đại".

Đồng thời, chúng thường xuyên phải sửa chữa và thay mới. Vị trí đặc biệt của Hải quân Trung Quốc trong học thuyết quân sự Quân đội Trung Quốc cũng là một vấn đề quan trọng, điều này có liên quan đến lịch sử và truyền thống của Quân đội Trung Quốc.

Bài báo cho biết, Quân đội Trung Quốc không có kinh nghiệm tác chiến quân chính quy quy mô lớn của chiến trường Xô-Đức và chiến trường Tây Âu thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A trang bị cho Hạm đội Nam Hải năm 2013
Tàu hộ vệ tên lửa Nhạc Dương Type 054A trang bị cho Hạm đội Nam Hải năm 2013

Sau khi kết thúc nội chiến và thành lập nước Trung Quốc mới, chiến tranh tham gia thực tế của Quân đội Trung Quốc chỉ có hai - chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953 và chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979.

Tuy nhiên, kinh nghiệm tác chiến có được từ những cuộc xung đột này không đủ để xây dựng một quân đội hiện đại đối phó với các đối thủ như Mỹ, Nga.

Ngoài ra, theo bài báo, trong cơ cấu và hệ thống chỉ huy của Quân đội Trung Quốc đã để lại dấu ấn về văn hóa truyền thống Trung Quốc, điều này thường mâu thuẫn với yêu cầu chiến tranh đương đại.

Một trong những vấn đề chủ yếu chiến tranh Quân đội Trung Quốc là sĩ quan chỉ huy tiền tuyến thiếu tính chủ động, thường quen với nếp vũ và phục tùng mù quáng chỉ thị của cấp trên.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Bạng Phụ, số hiệu 582, Type 056, biên chế cho Hạm đội Nam Hải ngày 25 tháng 2 năm 2013, sử dụng cho tác chiến biển gần như Biển Đông.
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Bạng Phụ, số hiệu 582, Type 056, biên chế cho Hạm đội Nam Hải ngày 25 tháng 2 năm 2013, sử dụng cho tác chiến biển gần như Biển Đông.

Những khuyết điểm này có thể nhìn thấy trong các cuộc xung đột và diễn tập liên hợp mà Trung Quốc tham gia: Những quyết định mà quan chức chỉ huy liên đội/đại đội Nga có thể đưa ra, thì sĩ quan cùng cấp của Trung Quốc lại phải nhận được từ ban chỉ huy cấp 2 đến cấp 3 trở lên.

Bài báo cho rằng, trên con đường xây dựng quân đội hiện đại (bao gồm hải quân) có thể ứng phó linh hoạt, nhanh chóng với sự thay đổi chiến lược, chiến thuật, loại tư duy kiểu Trung Quốc này có thể là trở ngại chủ yếu nhất và khó khắc phục nhất.

Theo bài báo, bất kể thế nào, tăng cường hải quân là một công trình lâu dài, phức tạp, kết quả chưa được bảo đảm - bởi vì các đối thủ sẽ tiến hành ứng phó, thực lực của họ cũng đang tăng cường.

Mặc dù đã đạt được tiến bộ, nhưng trình độ công nghệ của Trung Quốc vẫn có chênh lệch với các nước lớn quân sự khác trong đó có Nga. Phong cách chế tạo và tính năng của tàu chiến hiện đại Trung Quốc ở mức độ rất lớn tùy thuộc vào việc xuất khẩu của Nga và công nghệ "sao chép".

Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn Type 071 số hiệu 998. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn Type 071 số hiệu 998. Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Điểm này thể hiện rất rõ ở tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Trung Quốc còn phải đi một con đường rất dài mới có thể sở hữu tàu sân bay và biên đội máy bay thực sự của họ.

Bài báo cho rằng, điều cần phải chỉ ra là, Trung Quốc xây dựng hải quân tầm xa mạnh có liên quan trực tiếp tới sự phát triển của kinh tế đất nước, cơ bản cần 20 - 30 năm.

Như vậy, hạm đội mới của Trung Quốc sẽ không nhanh chóng hình thành được sức chiến đấu, số phận của nó lệ thuộc trực tiếp vào việc Trung Quốc duy trì khả năng về tăng trưởng kinh tế và các phương diện khác.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Trường Bạch Sơn số hiệu 989, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Trường Bạch Sơn số hiệu 989, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đệm khí cỡ vừa của Hải quân Trung Quốc, do Trung Quốc tự chế
Tàu đệm khí cỡ vừa của Hải quân Trung Quốc, do Trung Quốc tự chế
Tàu đổ bộ cỡ lớn Zubr Trung Quốc mua của Ukraine
Tàu đổ bộ cỡ lớn Zubr Trung Quốc mua của Ukraine
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Thủy Type 054A, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Thủy Type 054A, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn số hiệu 570 Type 054A, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ tên lửa Hoàng Sơn số hiệu 570 Type 054A, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Mai Châu, số hiệu 584, Type 056, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ Mai Châu, số hiệu 584, Type 056, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu, Type 056, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu, Type 056, Hạm đội Nam Hải
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Yết Dương Type 056 biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào ngày 26 tháng 1 năm 2014
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Yết Dương Type 056 biên chế cho Hạm đội Nam Hải vào ngày 26 tháng 1 năm 2014
Tàu tên lửa 022 Hải quân Trung Quốc
Tàu tên lửa 022 Hải quân Trung Quốc
Tàu quét mìn Thường Thức Type 082 của Hạm đội Nam Hải, khởi công tháng 12 năm 2009. hạ thủy tháng 5 năm 2012, biên chế ngày 13 tháng 5 năm 2013.
Tàu quét mìn Thường Thức Type 082 của Hạm đội Nam Hải, khởi công tháng 12 năm 2009. hạ thủy tháng 5 năm 2012, biên chế ngày 13 tháng 5 năm 2013.
Tàu quét mìn Hạc Sơn Type 081 biên chế cho đại đội 10, Hạm đội Nam Hải ngày 10 tháng 10 năm 2013, được chế tạo tại Giang Nam, hạ thủy ngày 27 tháng 9 năm 2012.
Tàu quét mìn Hạc Sơn Type 081 biên chế cho đại đội 10, Hạm đội Nam Hải ngày 10 tháng 10 năm 2013, được chế tạo tại Giang Nam, hạ thủy ngày 27 tháng 9 năm 2012.
Biên đội tàu tiếp tế Hạm đội Nam Hải
Biên đội tàu tiếp tế Hạm đội Nam Hải
Tàu tiếp tế tổng hợp Thanh Hải Hồ, Hạm đội Nam Hải
Tàu tiếp tế tổng hợp Thanh Hải Hồ, Hạm đội Nam Hải
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ số hiệu 887, Type 903, Hạm đội Nam Hải
Tàu tiếp tế tổng hợp Vi Sơn Hồ số hiệu 887, Type 903, Hạm đội Nam Hải
Tàu trinh sát điện tử Thiên Vương Tinh Type 815G, Hạm đội Nam Hải
Tàu trinh sát điện tử Thiên Vương Tinh Type 815G, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Lan Châu số hiệu 170 Type 052C, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu số hiệu 168 Type 052B, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Quảng Châu số hiệu 168 Type 052B, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Vũ Hán số hiệu 169 Type 052B, Hạm đội Nam Hải
Tàu khu trục tên lửa Vũ Hán số hiệu 169 Type 052B, Hạm đội Nam Hải
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua 12 chiếc của Nga
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Hải quân Trung Quốc, mua 12 chiếc của Nga
Trung Quốc đang đẩy mạnh chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, được cho là trang bị hệ thống AIP
Trung Quốc đang đẩy mạnh chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Nguyên, được cho là trang bị hệ thống AIP
Quân cảng xuất hiện nhiều tàu ngầm Trung Quốc
Quân cảng xuất hiện nhiều tàu ngầm Trung Quốc
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc từng xuống khuấy đục Biển Đông vào cuối năm 2013
Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc từng xuống khuấy đục Biển Đông vào cuối năm 2013
Đông Bình