Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải

04/09/2014 15:49
Bình Nguyên
(GDVN) - TQ sử dụng tổ chức SCO như là một công cụ phức hợp chống lại sự nhen nhóm hoạt động của các nhóm chính trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Trang Học giả Ngoại giao có trụ sở tại Nhật Bản mới đây đăng tải bài phân tích của tác giả Joshua Kucera – một nhà báo tự do chuyên theo đuổi các đề tài liên quan đến công việc ngoại giao và quan hệ quốc tế.

 Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải ảnh 2   Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải ảnh 3   Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải ảnh 4  

"Nga đứng về phía Việt Nam thay vì Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông"  Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải ảnh 5   Nga và cuộc tập trận lớn nhất của Tổ chức hợp tác Thượng Hải ảnh 6   

(GDVN) - Về vấn đề Biển Đông, Nga đã chọn đứng về Việt Nam thay vì Trung Quốc. Việt Nam sẽ mua máy bay ném bom Si-34 từ Nga?
Bài viết có tiêu đề “Nga và các cuộc tập trận quân sự của Tổ chức hợp tác Thượng Hải/SCO” nhận định rằng dường như Moscow đang miễn cưỡng chap nhận mục đích đang phát triển thực sự của tổ chức SCO ở Trung Á.
Tác giả bài báo phân tích cho rằng cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn vừa được Tổ chức hợp tác Thượng Hải tổ chức tại Trung Quốc trong những ngày cuối tháng Tám vừa qua là một cuộc diễn tập có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trong khối SCO.
Đây là hoạt độnh tập trận được SCO tổ chức trong bối cảnh Nga đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong lúc quan hệ với Mỹ và Châu Âu sụp đổ xuất phát từ sự kiện Moscow sát nhập vùng bán đảo Crimea của Ucraine vào lãnh thổ của mình.
Joshua Kucera cho rằng quy mô của cuộc tập trận phần nào phản ánh ý đồ tương lai của SCO – tổ chức vốn nhấn mạnh hoạt động tăng cường hợp tác pháp luật và kinh tế thay vì quân sự. Điều này có thể cũng phản ảnh SCO từ nay sẽ nhấn mạnh cả vấn đề hợp tác quân sự cũng như an ninh chiến lược.
Cuộc diễn tập (tổ chức từ 24 đến 29/8/2014) của SCO vừa diễn ra mang tên Sứ mệnh Hòa Bình. Nó được tiến hành tại khu tự trị Nội Mông Trung Quốc. Tất cả có khoảng 7000 binh sỹ đến từ các quốc gia thuộc nhóm SCO nhưng chủ yếu vẫn là binh sỹ Trung Quốc. Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng cử lực lượng tham gia diễn tập.
Duy nhất chỉ có Uzbekistan – một thành viên chính thức của SCO đã từ chối tham gia tập trận và đây không phải là lần đầu tiên Uzbekistan không cử lực lượng tập trận thường niên Sứ mệnh Hòa Bình.
Thực tế trong những năm gần đây, kích cỡ tập trận thường niên Sứ mệnh Hòa Bình đã giảm nhưng các quan chức Trung Quốc lại tuyên bố cho rằng đây là cuộc tập trận lớn nhất từng được tổ chức với sự tham gia của nhiều binh sỹ cũng như vũ khí trang bị (chủ yếu là quân TQ).
Cũng khó có thể nói một cách chính xác đâu là nguyên nhân thúc đẩy SCO tiến hành các cuộc diễn tập tren quy mô lớn giống như Sứ mệnh Hòa Bình vừa diễn ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhà báo Joshua Kucera, dù sao đi nữa đây cũng là dịp tốt cho Nga bởi Moscow đang hứng chịu các đòn trừng phạt từ châu Âu, Mỹ sau khi áp dụng chính sách cứng rắn, thù địch chống lại Ucraine.
Đây cũng có thể là dịp để Nga thể hiện sự háo hức khi Moscow phải và đang muốn chứng minh rằng nước Nga không cần châu Âu.
Trung Quốc là một quốc gia láng giềng lớn nhất của Nga tại khu vực Đông Á và Trung Quốc cũng là một trong những nhân tổ chủ chốt trong công cuộc tìm kiếm các đối tác phi phương Tây của Moscow.
Trong tháng 5 năm 2014 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký kết một thỏa thuận làm ăn lớn với TQ khi quyết định bán khí đốt trong thời gian dài hạn cho Bắc Kinh. Đây là thỏa thuận được cả hai bên xúc tiến trong nhiều năm với không ít khó khăn mà chủ yếu xuất phát từ đòi giá cao hơn của Moscow so với mong đợi của Bắc Kinh và cuối cùng thời thế đã đưa TQ và Nga xích lại với nhau, hợp đồng khí đốt trị giá hàng trăm tỷ USD là một minh chứng rõ ràng nhất.
Tuy nhiên, hợp tác quân sự đối với Nga có lẽ là một trong những biểu tượng nổi bật hơn cả. Báo chí Nga đã từng nhận định về một “sự hồi sinh lợi ích” của Nga trong khuôn khổ tổ chức SCO.
Trong một bài bình luận được đăng tải trên báo Ria Novosti hiện đã do chính quyền Moscow hoàn toàn kiểm soát đã cho rằng SCO “là một giải pháp thay thế phương Tây”.
Chuyên gia phân tích ngoại giao Nga Fyodor Lukyanov trong một lần trả lời phỏng vấn báo Svobodnaya Pressa đã nhận định rằng “trong hoàn cảnh hiện nay có liên quan đến vấn đề Ucraine, các cuộc tập trận quân sự giữa Nga và Trung Quốc rõ ràng là tín hiệu nhằm vào phương Tây”.
 “ Cả Nga và Trung Quốc đều không cảm thấy cần phải che đậy thực tế này bởi đó là lợi ích của hai chính quyền. Nga và Trung Quốc công khai muốn thấy rằng phương Tây phải nghĩ đến sự thật là Trung Quốc và Nga đang xích lại gần nhau cả chính trị lẫn quân sự”.
Tuy nhiên, theo Fyodor Lukyanov thực tế là hợp tác giữa Nga và Trung Quốc có giới hạn, điều này xuất phát từ ý đồ chiến lược thực sự của cả hai nước. Về tổng thể Trung Quốc không hứng thú với liên minh quân sự, các lợi ích an ninh lớn của Trung Quốc cũng không giống với Nga.
Fyodor Lukyanov chỉ ra một ngoại lệ là ở khu vực Trung Á, nơi lợi ích an ninh của Nga và Trung Quốc có trùng nhau đó là thực tế cả Moscow và Bắc Kinh đều lo lắng về sự bất ổn ở Afghanistan nói riêng và Trung Đông nói chung sau khi Mỹ và NATO tiến hành rút quân về nước.
Ngay kịch ban của cuộc tập trận Sứ mệnh Hòa Bình 2014 vừa diễn ra cũng nhấn mạnh yếu tố ảnh hưởng của Trung Quốc nhiều hơn Nga. Trong cuộc diễn tập vừa qua TQ  thiết kế các kịch bản chống chủ nghĩa ly khai, trong đó giả định một tổ chức ly khai tiến hành bạo động tại một quốc gia nhất định với sự hỗ trợ của một tổ chức khủng bố quốc tế.
Giới học giả và chuyên gia bình luận của TQ đã tìm cách làm lu mờ nhân tổ chính trị trong mục đích tập trận. Tờ Nhân dân nhật báo phiên bản điện tử đã giật tít rất rõ ràng “tập trận khủng bố không liên quan đến nước Mỹ” trong nội dung khẳng định lại một lần nữa rằng “cuộc diễn tập không có ý định nhằm vào bất cứ quốc gia cụ thể nào và nó được SCO lên kế hoạch từ trước khi xảy ra những xung đột giữa Mỹ và Nga liên quan đến vấn đề Ucraine”.
Trong khu các cuộc tập trân quân sự quy mô lớn là vấn đề đại diện cho cả tổ chức SCO, quy phạm được tổ chức này đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên trong những năm gần đây mục đích của nó đã khác đi nhiều.
Trung Quốc là một trong những nước thống trị tổ chức SCO bằng cả tiềm lực và “kích thước”, trong những năm gần đây SCO thường được Bắc Kinh sử dụng như là một công cụ để tăng đầu tư vào khu vực Trung Á đặc biệt là ở hai lĩnh vực quan trọng then chốt là cơ sở hạ tầng và năng lượng.
Trung Quốc cũng sử dụng tổ chức SCO như là một công cụ phức hợp chống lại sự nhen nhóm hoạt động của các nhóm chính trị người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trong tương lai gần, chắc chắn thành tố quân sự sẽ được SCO nhấn mạnh bởi có thông tin cho biết tổ chức này đang chuẩn bị thảo luận về việc kết nạp thêm các thành viên mới để phá bỏ số lượng 6 quốc gia như ban đầu thành lập.
Nhiều khả năng trước thềm cuộc họp thượng đỉnh thường niên sẽ được tiến hành vào tháng 9 tới đây tại Dushanbe các ngoại trưởng của SCO đã có kết luận và thống nhất cuối cùng về một hiệp định trong đó quy định các nguyên tắc để kết nạp các thành viên mới.
Afghanistan, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là những quốc gia đang được mời làm quan sát viên ở SCO. Trong số các quốc gia này có Ấn Độ, Iran và Pakistan là những nước mong muốn gia nhập SCO với tư các thành viên chính thức nhất.
Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, tuyên bố trước truyền thông, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị lại nói rằng Mông Cổ có lẽ sẽ trở thành quốc gia thành viên tiếp theo của SCO.
Vương Nghị cho biết “Chúng tối đã nhận được thông điệp từ Thủ tướng Mông Cổ về mong muốn là thành viên của SCO tại sự kiện kỷ niệm 13 năm ngày thành lập SCO. Mặc dù chúng tôi chưa nghiên cứu kỹ đề nghị này nhưng chúng tôi coi đó là tín hiệu tốt. 10 năm đã qua và đã đến lúc cân nhắc cho việc chuẩn bị kết nạp Mông Cổ là một thành viên chính thức của SCO”.
Theo nhận định của nhà báo phân tích Joshua Kucera, thực tế thì từ lâu Mông Cổ vẫn thờ ơ với việc được kết nạp là thành viên chính thức của SCO bởi nước này luôn luôn cảnh giác với việc phải độc lập với hai cường quốc láng giềng là Nga và Trung Quốc.
“Đối với Ulaanbaatar (thủ đô Mông Cổ), SCO được hiểu như là một câu lạc bộ chuyên chính nơi mối quan tâm chính của các thành viên đó chính là sự ổn định của lực lượng cầm quyền” - Mendee Jargalsaikhan – tùy viên quân sự Mông Cổ tại Mỹ đã nhận xét như vậy trong một bài báo mà ông viết năm 2012 về quan hệ giữa Mông Cổ và tổ chức SCO.
Theo chuyên gia này, nếu là thành viên chính thức của SCO thì thực tế này có thể dẫn đến việc chính sách ngoại giao độc lập của Mông Cổ sẽ bị vô hiệu hóa. Hơn nữa điều đó cũng đem lại rủi ro cho các nỗ lực dân chủ đang được Mông Cổ tiến hành cũng như việc cải thiện hình ảnh Mông Cổ trong con mắt Liên minh châu Âu cũng như cường quốc Hoa Kỳ.
Có một thực tế nữa mà Mông Cổ đang nghi ngờ và lo ngại đó là cuộc diễn tập Sứ mệnh Hòa Bình 2014 vừa qua đã được tiến hành ở khu tự trị Nội Mông, nơi mà chính quyền Trung ương TQ đang muốn thu nhỏ ảnh hưởng văn hóa, chính trị của người Mông Cổ tại khu vực này và chăc chắn nó cũng sẽ là một trong những rào cản để SCO kết nạp Mông Cổ làm thành viên chính thức.
Trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà báo Nga về triển vọng trở thành thành viên của SCO, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj cũng đã miễn cưỡng và tảng lờ, không đề cần đến các hoạt động hợp tác quân sự, ông chỉ nói chung chung rằng “Chúng tối mong muốn tham gia vào các dự án kinh tế và cơ sở hạ tần trong khuôn khổ SCO và chúng tôi cân nhắc lời đề nghị nhằm tăng cường sự tham gia của chúng tôi trong khuôn khổ tổ chức”.
Từ trước đến nay, trong SCO, Nga là đối tác nằm ở chiếu dưới so với Trung Quốc và tất nhiên Moscow luôn tỏ ra hoài nghi về vai trò của tổ chức này đối với an ninh của khu vực Trung Á. Tư duy chiến lược của Nga ở SCO khác với tổ chức an ninh tập thể CSTO (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan) mà nước này đang lãnh đạo.
Các sáng kiến của Moscow cho vấn đề an ninh ở Trung Á đều đã được thực thi trong khuôn khổ CSTO nhưng thời gian gần đây người ta có thể nhận thấy Moscow cũng đã gia tăng hợp tác và phối hợp với cả SCO và CSTO.
Về thực tế này, Joshua Kucera nhận định rằng có thể vì tình thế bắt buộc (đối kháng với Mỹ và châu Âu) nên Nga đã buộc phải tạm thời lãng quên tất cả những lo lắng về Trung Quốc để hợp tác với nước này, tăng cường vai trò của SCO tại Trung Á.
Bình Nguyên