Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine: Kiev không muốn chiến đấu với Nga

06/03/2014 07:25
Nguyễn Hường
(GDVN) - "Chúng tôi muốn giải quyết cuộc xung đột này một cách hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến đấu với Nga", ông nói thêm.

Chính phủ lâm thời của Ukraine và Pháp hôm thứ Tư đã giảm nhẹ viễn cảnh về một cuộc xung đột toàn diện với Nga trước các cuộc đàm phán có khả năng rất quan trọng về cuộc khủng hoảng Crimea ở Paris.

Ngoại trưởng Ukraine Andrei Dechtchitsa (trái) và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.
Ngoại trưởng Ukraine Andrei Dechtchitsa (trái) và Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.

"Chúng tôi muốn giữ cho cuộc đối thoại suôn sẻ, quan hệ tốt với nhân dân Nga ", Ngoại trưởng tạm thời của Ukraine Andriy Deshchytsya cho biết sau khi gặp gỡ người đồng cấp Pháp Laurent Fabius .

"Chúng tôi muốn giải quyết cuộc xung đột này một cách hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến đấu với Nga", ông nói thêm.
Về phần mình, Ngoại trưởng Fabius cho biết: "Lập trường của Pháp cũng như Đức và các nước khác, đối với ông Putin rất kiên định, nhưng mặt khác vẫn diễn ra theo hướng đối thoại".  .
"Chúng tôi sẽ không tuyên chiến với Nga nhưng những gì họ đang làm là không thể chấp nhận. Đó là cuộc xâm lược một quốc gia khác", Ngoại trưởng Pháp tuyên bố.
Ông Deshchytsya hy vọng sẽ có một cuộc họp mặt đối mặt với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, người đang ở Paris tham dự một hội nghị quốc tế, nhưng thông tin này chưa được xác nhận. 
Fabius cho biết, Pháp và Đức đã soạn thảo một kế hoạch về cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, trên cơ sở thành lập một Liên đoàn quốc tế liên quan đến Nga, Ukraine và các cường quốc phương Tây lớn.
Kế hoạch Pháp-Đức là một phiên bản sửa đổi của một kế hoạch được thảo luận vào tháng trước sau các cuộc đụng độ bạo lực tại Kiev.
Nó vạch ra một chính phủ đoàn kết dân tộc, một sự thay đổi trong quân đội Nga, sự tan rã của lực lượng dân quân cực đoan và tiên hành tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống càng nhanh càng tốt, ông nói thêm .
Fabius nói thêm rằng Pháp sẽ xem xét thỏa thuận đưa Nga tham gia vào một nhóm liên lạc như một dấu hiệu tích cực mong muốn giảm bớt căng thẳng, có thể cho phép Liên minh châu Âu xóa bỏ biện pháp trừng phạt chống lại Moscow.
Nguyễn Hường