Pakistan sẽ dùng tiền viện trợ chế tạo tàu ngầm hạt nhân chống Ấn Độ?

20/02/2012 12:33
Đông Bình (Theo báo Phương Đông)
(GDVN) - “Gần đây, nhà cầm quyền Pakistan đã quyết định chi tiền để xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân”.

Tờ “Độc lập” (The Independence) Nga đưa tin, Pakistan sẽ xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân, đáp trả lại việc Nga cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal.

Chuyên gia Nga nghi ngờ Pakistan có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, cho rằng Pakistan muốn thực hiện mục tiêu này có thể phải cần tới sự viện trợ từ nước ngoài.

Mặc dù Ấn Độ và Pakistan cạnh tranh mở rộng kho vũ khí hạt nhân đã là một thực tế được công nhận, nhưng hai bên vẫn sẽ tuân thủ thỏa thuận không tấn công cơ sở hạt nhân của đối phương.

Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân Chakra của Ấn Độ, thuê của Nga.

Báo Nga cho biết, gần đây một số tờ báo tiết lộ, nhà cầm quyền Pakistan đã quyết định chi tiền cho xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân.

Đối với những thông tin này, người phát ngôn Hải quân Pakistan từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào. Nhưng, chương trình này hầu như đã được phê chuẩn. Chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên sẽ được biên chế cho Hải quân Pakistan trong vòng 5-7 năm tới.

Mansour Achmed – chuyên gia vũ khí hạt nhân - Đại học Islamabad, Pakistan cho rằng, những thông tin này có thể là do các cơ quan của Hải quân Pakistan cố tình tiết lộ, mục đích là phát đi tín hiệu cảnh báo đối với Ấn Độ.

Bởi vì, Pakistan rất lo ngại về việc Nga cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal trong thời gian 10 năm.

Được biết, chiếc tàu ngầm này đã đổi tên là Chakra, sẽ do thuyền viên Ấn Độ điều khiển, trở thành chiếc tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Quân đội Ấn Độ, có kế hoạch triển khai ở căn cứ Visakhapatnam.

Các thuyền viên chuẩn bị được biên chế cho tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên Arihanta của Ấn Độ cũng sẽ được đào tạo tại đây.

Báo Nga cho biết, Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal tiếp tục kích động một cuộc chạy đua vũ trang ở Nam Á. Nhưng, Ấn Độ là nước lớn quân sự - kinh tế phát triển liên tục, tích cực phát triển các chương trình hạt nhân, chủ yếu là để ứng phó với đối thủ tiềm tàng Trung Quốc mạnh hơn, chứ không phải Pakistan.

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihanta do Ấn Độ tự sản xuất.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Arihanta do Ấn Độ tự sản xuất.

Tuy nhiên, trong tam giác hạt nhân khu vực Trung-Ấn-Pakistan, Pakistan chỉ coi Ấn Độ là mối đe dọa nghiêm trọng duy nhất trên thực tế.

Đây cũng chính là nguyên nhân Pakistan không tiếc tiền đầu tư vốn lớn để hoàn thiện tiềm lực hạt nhân, mặc dù Pakistan ở trong tình hình bị khủng hoảng chính trị, kinh tế sâu sắc, bị ép tấn công các phần tử khủng bố ở biên giới Afghanistan.

Căn cứ vào số liệu của tờ “Công báo nhà khoa học năng lượng nguyên tử” Mỹ, Pakistan đã vượt Ấn Độ về số lượng đầu đạn hạt nhân.

Đến đầu năm 2011, Pakistan đã sở hữu 70-90 đầu đạn hạt nhân. Nhưng, đa số đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ, Pakistan hoàn toàn không sẵn sàng sử dụng cho tác chiến.

Mặc dù hai nước đều đang tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân, đều đang tranh mở rộng kho vũ khí hạt nhân, nhưng chạy đua vũ khí hạt nhân giữa hai nước hoàn toàn không kịch liệt như chạy đua vũ trang Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ - Viện nghiên cứu Đông phương học – Viện Khoa học Nga S. Saumjan cho biết, nếu thông tin Pakistan xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân là sự thực, thì điều này có nghĩa là hai nước Ấn Độ-Pakistan sẽ buộc phải đầu tư rất nhiều tiền cho chương trình quân sự.

Vấn đề hiện nay là, Pakistan phải chăng có khả năng có được nguồn vốn cần thiết cho chế tạo tàu ngầm hạt nhân? Đây là điều khiến người ta nghi ngờ.

Tàu ngầm hạt nhân Chakra
Tàu ngầm hạt nhân Chakra

Ngoài ra, còn cần phải xem xét, Mỹ luôn bí mật quan tâm đến kho vũ khí hạt  nhân của Pakistan. Pakistan nếu quyết định xây dựng lực lượng tàu ngầm, chắc chắn sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ Mỹ.

Đương nhiên, cũng không cần thổi phồng mức độ gay gắt trong cạnh tranh quân sự Ấn Độ-Pakistan.

Bởi vì, Ấn Độ và Pakistan đều hiểu rất rõ tính chất nguy hiểm của đối đầu hạt nhân, ngay từ thập niên 1980, hai nước đã ký thỏa thuận không tấn công cơ sở hạt nhân của đối phương, trong tương lai sẽ vẫn tuân theo thỏa thuận này.

Cựu Phó Tổng Tư lệnh Hải quân Nga, Thượng tướng Kasatonov cho rằng, nếu nền công nghiệp và các doanh nghiệp công nghệ cao không phát triển cao thì việc xây dựng lực lượng tàu ngầm hạt nhân là một nhiệm vụ không thể hoàn thành.

Hiện nay, Pakistan không có khả năng chế tạo tào ngầm hạt nhân. Trong tương lai có khả năng sẽ nhận được viện trợ nước ngoài.

Nhưng, đây đã là một vấn đề chính trị, chứ không phải là vấn đề xây dựng quân sự đơn thuần.

Đông Bình (Theo báo Phương Đông)