Quân Mỹ đã bí mật lập căn cứ ở Philippines chuyên theo dõi TQ?

25/02/2014 07:46
Đông Bình
(GDVN) - Quân đội Mỹ quay trở lại thường trú ở các căn cứ hải, không quân Philippines sắp trở thành hiện thực, tình hình Biển Đông cũng sẽ tăng thêm biến số mới.
Tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ thăm Philippines
Tàu tuần duyên USS Freedom Mỹ thăm Philippines

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 24 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Quân Mỹ đã lập căn cứ thường trú bí mật ở Philippines chuyên theo dõi hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông".

Bài viết cho biết, gần đây, Tổng thống Philippinese Aquino bày tỏ thái độ công khai về việc tăng cường đàm phán cho quân Mỹ đóng quân ở nước này, cho biết, hai bên Mỹ-Philippines "hầu như đã đạt được thỏa thuận", điều này có nghĩa là quân Mỹ quay trở lại thường trú ở các căn cứ hải, không quân Philippines sắp trở thành hiện thực, vì vậy tình hình Biển Đông cũng sẽ tăng thêm biến số mới.

Cách đây không lâu, phóng viên "Thời báo Hoàn Cầu" tìm cách xâm nhập (cần cảnh giác ở các nước khác) vịnh Subic, Philippines tìm hiểu phát hiện, quân Mỹ quay trở lại và thường trú ở Philippines sớm đã là bí mật của công khai.

Trong trường hợp công khai, Chính phủ hai nước Mỹ, Philippines đều cho biết, quân Mỹ ở Philippines sớm đã không có đơn vị thường trực, nhưng trong 12 năm luôn duy trì luân phiên lực lượng đặc nhiệm của quân Mỹ đến Philippines.

Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào", lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương quân Mỹ thường đến tuần tra các đảo, đá ngầm trên Biển Đông - nơi Quân đội Trung Quốc đồn trú (ảnh và lời: nguồn Thời báo Hoàn Cầu)
Một bộ phận công trình của căn cứ Subic được lặng lẽ khôi phục đến trạng thái "có thể cung cấp sử dụng bất cứ lúc nào", lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương quân Mỹ thường đến tuần tra các đảo, đá ngầm trên Biển Đông - nơi Quân đội Trung Quốc đồn trú (ảnh và lời: nguồn Thời báo Hoàn Cầu)

Quy mô của lực lượng này khoảng 400 quân, đóng vai trò "cố vấn" và "sĩ quan huấn luyện" tấn công các phần tử khủng bố của quân Chính phủ Philippines. Ngoài ra, tàu chiến và máy bay Hải, Không quân Mỹ những năm gần đây cũng gia tăng mức độ giao lưu và thăm đối với Philippines.

Phóng viên "Thời báo Hoàn Cầu" đến vịnh Subic dò hỏi thì được biết, căn cứ quân sự lớn nhất của quân Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương trước đây đã được Chính phủ Philippines cải tạo xây dựng thành đặc khu kinh tế vịnh Subic.

Quan chức Văn phòng hành chính đặc khu cho biết: "Tiến vào đặc khu chủ yếu là ngành đóng tàu của Hàn Quốc và ngành điện tử của Nhật Bản, chẳng hạn đóng tàu Hyundai và công ty Sony của Nhật Bản. Do chính sách đặc biệt của cảng thương mại tự do, rất nhiều thương nhân Hồng Kông và Đài Loan cũng tới tấp mở công ty thương mại ở đây".

Tuy nhiên, khi xe taxi chuyên dụng của đặc khu đưa phóng viên của tờ Hoàn Cầu tới gần khu vịnh Subic, bất ngờ phát hiện ở trước mặt là kho hàng, bến sông, nhà máy phát điện, đường ống dẫn dầu và bến tàu của hải quân.

Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ đến vịnh Subic Philippines tham gia diễn tập Carat-2013 (ảnh tư liệu)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ đến vịnh Subic Philippines tham gia diễn tập Carat-2013 (ảnh tư liệu)

Khi phóng viên hỏi "những công trình này phải chăng chuẩn bị để cho Hải quân Philippines sử dụng", lái xe taxi nói rằng: "Hải quân Philippines đâu dùng được công trình lớn như vậy, chẳng hạn bến tàu có thể neo đậu tàu tấn công đổ bộ trên 10.000 tấn".

Trên thực tế, đang tiến hành bảo trì và bảo dưỡng đối với công trình còn lại của quân Mỹ ở căn cứ Subic là "một công ty nước ngoài bí mật", tiêu chuẩn làm việc là "bảo đảm cho công trình hải quân có thể đưa vào sử dụng bất cứ lúc nào".

Một người bán đồ lưu niệm cho quân nhân Mỹ và gia quyến họ trong thời gian trên 30 năm cho biết: "Những ngày tháng tốt đẹp của chúng tôi lại sắp đến rồi, bởi vì Quân đội Mỹ sẽ nhanh chóng quay trở lại vịnh Subic". Ông cho biết, một số sĩ quan Hải quân Mỹ thông qua thư điện tử cho ông ta biết, nhanh nhất sẽ quay trở lại khu vực vào năm 2014.

Điều đáng kinh ngạc hơn là, một thương nhân nhận thầu trồng vườn cho biết: "Ở khu vườn tôi nhận thầu không xa là vịnh Subic được canh phòng nghiêm ngặt. Nhìn ở bề ngoài, ở đó là căn cứ hải quân Philippines, nhưng trên thực tế lại là căn cứ trinh sát tàu ngầm bí mật của Hải quân Mỹ".

Tàu ngầm động cơ hạt nhân Cheyenne Mỹ đến vịnh Subic Philippines
Tàu ngầm động cơ hạt nhân Cheyenne Mỹ đến vịnh Subic Philippines

Ông cho biết, căn cứ hải quân không cho phép quân nhân Philippines đi vào ở khu vực này tồn tại đã 3 năm, hàng năm thường trực có một tàu ngầm trinh sát của lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương quân Mỹ: "Người Mỹ thậm chí đã đào 2 quả đồi nhỏ ở vịnh Subic, cung cấp cho tàu ngầm trinh sát ẩn nấp. Những tàu ngầm này chuyên tiến hành trinh sát đối với Biển Đông".

Ngoài ra, quân Mỹ còn đang bố trí 2 radar trinh sát tầm xa ở căn cứ Subic, phương hướng nhằm vào nhiều đảo, đá ngầm trên Biển Đông - nơi Quân đội Trung Quốc đồn trú.

Giáo sư chính trị học Takuso, Đại học Philippines - người có quan hệ chặt chẽ với giới chính trị, quân sự Philippines - thẳng thắn cho biết, quân Mỹ không chỉ sớm đã quay trở lại và thường trú ở vịnh Subic, hơn nữa còn lặng lẽ quay trở lại căn cứ không quân Clark: "Chủ yếu là máy bay trinh sát và máy bay vận tải".

Takuso cho biết thêm: "Tổng thống Aquino cũng đã lặng lẽ mở gần 25 sân bay và căn cứ hải quân trên cả nước cho quân Mỹ, bảo đảm quân Mỹ có thể tự do ra vào trong bất cứ thời gian nào, tình hình nào". "Loại mức độ này lớn hơn so với việc quân Mỹ thường trú ở 2 căn cứ lớn Subic và Clark trước đây".

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Texas lớp Virginia của Hải quân Mỹ thăm vịnh Subic của Philippines
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Texas lớp Virginia của Hải quân Mỹ thăm vịnh Subic của Philippines
Hải quân Philippines tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên của Mỹ, đặt tên là BRP Gregorio del Pilar (ảnh tư liệu)
Hải quân Philippines tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton đầu tiên của Mỹ, đặt tên là BRP Gregorio del Pilar (ảnh tư liệu)
Tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai Philippines mua của Mỹ đến Philippines (ảnh tư liệu)
Tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai Philippines mua của Mỹ đến Philippines (ảnh tư liệu)
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore - "chốt" cửa ra vào eo biển Malacca
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở căn cứ Changi, Singapore - "chốt" cửa ra vào eo biển Malacca
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp trên Biển Đông.
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ tiến hành diễn tập liên hợp trên Biển Đông.
Tàu chở quân Hải quân Mỹ rời khỏi tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard (LHD-6) tiến vào vịnh Subic, Philippines
Tàu chở quân Hải quân Mỹ rời khỏi tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard (LHD-6) tiến vào vịnh Subic, Philippines
Hải quân Philippines chào đón tàu khu trục quân Mỹ ở cảng
Hải quân Philippines chào đón tàu khu trục quân Mỹ ở cảng
Đông Bình