"Tàu Mistral đã không cần thiết, nhiệm vụ hải quân trở về thời Liên Xô"

30/12/2014 10:06
Việt Dũng
(GDVN) - Kế hoạch điều động vũ lực tới nơi xa của Nga dựa vào tàu đổ bộ lớp Mistral hiện đã không cần thiết, vì Moscow đang nhanh chóng rơi vào đối đầu với phương Tây.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga

Mạng "Thời báo Moscow" Nga ngày 1 tháng 12 đăng bài viết "Nga đang quay trở về chiến lược quân sự Liên Xô" của tác giả Alexander Goltz. Nội dung bài báo như sau:

Tổng thống Pháp François Hollande đã về cơ bản phản đối bàn giao chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đầu tiên cho Nga. Điện Elysee tuyên bố, hành động của Moscow tại Ukraine hoàn toàn chưa tạo điều kiện cần thiết để bàn giao tàu chiến.

Đối với vấn đề này, quan chức Nga đe dọa sẽ sử dụng trọng tài quốc tế và kiện Pháp phải bồi thường 3 tỷ Euro (giá cả mua sắm 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là 1,2 tỷ Euro), đã có vài đại biểu Duma Quốc gia Nga kêu gọi cấm nhập khẩu rượu đỏ của Pháp.

Tình hình rõ ràng đã rơi vào bế tắc. Điện Kremlin cho biết không có ý định nhượng bộ trong chính sách Ukraine, trong khi đó nhà cầm quyền Pháp lo ngại, họ cuối cùng có thể sẽ nhìn thấy tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của nước này vận chuyển Quân đội Nga đến bờ Biển Đen của Ukraine. Thỏa thuận tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral hầu như sẽ gặp trở ngại trong tương lai gần.

Để tỏ ra điểm nhiên như không trước tình hình bất lợi, Bộ Quốc phòng Nga nhanh chóng tuyên bố, những tàu chiến này hoàn toàn không cần thiết như vậy. Nếu đây là thật, thì tại sao 3 năm trước Nga đồng ý dùng số tiền nhiều như vậy mua chúng?

Tác giả cho rằng, thỏa thuận tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đánh dấu những nỗ lực xây dựng hợp tác quân sự giữa Nga và phương Tây, trong khi đó, việc Pháp từ chối bàn giao tàu chiến đã hoàn thành có nghĩa là loại nỗ lực này đã thất bại.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral do Pháp chế tạo

Khi ông Vladimir Putin còn làm Thủ tướng Nga trước đây, xuất phát từ nguyên nhân chính trị, đã đưa ra quyết định mua tàu chiến ban đầu. Trước tiên, ông hy vọng bày tỏ tình cảm của mình đối với Tổng thống Pháp khi đó là Nikolay Sarkozy, cảm kích ông trợ giúp Moscow phá bỏ cục diện cô lập quốc tế của nước này sau cuộc chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008.

Thứ hai, trong cuộc chiến tranh này, Moscow phát hiện vũ khí của họ quá lỗi thời. Theo báo cáo, binh sĩ của Hạm đội Biển Đen Nga nhận được chỉ lệnh đổ bộ ở Abkhazia rồi bắt đầu lên tàu. Nhưng, vấn đề kỹ thuật làm cho quá trình này kéo dài 5 ngày - mà đây là thời gian của toàn bộ cuộc chiến tranh. Rõ ràng, một tàu đổ bộ chế tạo 30 năm trước trên thực tế không có tác dụng gì đối với cuộc xung đột mang tính khu vực ngắn hạn, gay gắt.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga khi đó Anatoly Serdyukov có lý do riêng trong thỏa thuận này. Serdyukov và quan chức công nghiệp quốc phòng có xung đột công khai. Phụ tá của ông nói thẳng rằng, Bộ Quốc phòng không có ý tài trợ cho sản phẩm công nghiệp quốc phòng có hiệu suất thấp. Mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral là một tín hiệu của công nghiệp quốc phòng, ý nghĩa chính là: "Hoặc anh sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của Bộ Quốc phòng, hoặc chúng tôi sẽ mua vũ khí của nước ngoài".

Nhưng người viết cho rằng, điều quan trọng nhất là tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral đại diện cho quan điểm mới trong chính sách quân sự của Hải quân Nga.

Hạm đội Nga kế thừa từ Liên Xô, nó được thành lập vì một mục tiêu chính: Bảo vệ và hỗ trợ cho hoạt động của tàu ngầm để bảo đảm một khi xuất hiện tình huống thù địch, tàu ngầm có thể bắn tên lửa đến Mỹ trước khi bị phá hủy. Hạm đội Nga hiện nay vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tương tự.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp chế tạo cho Nga

Tuy nhiên, chế tạo tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral lại là vì mục tiêu hải quân khác biệt căn bản, đó là để tiến hành các chiến dịch chống khủng bố, chống cướp biển, đồng thời tạo thuận lợi cho rút công dân Nga từ các nước xảy ra xung đột - nói tóm lại, là những nhiệm vụ liên quan "điều động lực lượng".

Tướng lĩnh Hải quân Nga hoàn toàn không vui vẻ với việc thay đổi nhiệm vụ tác chiến của hạm đội, vì vậy, phản đối tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral. Doanh nghiệp đóng tàu thậm chí càng cảm thấy không yên tâm với thỏa thuận này, vì vậy họ biết mình thiếu năng lực sản xuất loại tàu chiến này.

Vì vậy, cùng với Pháp từ chối bàn giao tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral và Nga trở về với kinh tế "đóng cửa" kiểu Liêu Xô, tướng lĩnh Hải quân và các doanh nghiệp quốc phòng Nga được lợi nhiều nhất từ đó. Điều này có nghĩa là, các lực lượng vũ trang Nga sẽ chỉ có thể nhận được thiết bị quân sự mà công nghiệp quốc phòng trong nước của họ có thể sản xuất được - bất kể chúng phải chăng có nhu cầu hay không.

Gần đây, ông Putin tuyên bố, dùng sản phẩm của Nga thay thế sản phẩm nhập khẩu trước đây, chính sách này ngoài việc làm cho những quan chức cấp cao đó nhận được nguồn vốn ngân sách lớn, còn có thể đẩy trách nhiệm thất bại kế hoạch hiện đại hóa quân sự của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược của phương Tây. Đây chính là vấn đề hầu như đang xảy ra trong các hội nghị được ông Putin và lãnh đạo công nghiệp quốc phòng Nga liên tục tổ chức.

Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp
Tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral Pháp

Kế hoạch điều động vũ lực tới nơi xa của Nga dưới sự hỗ trợ của tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral hiện đã không cần thiết, bởi vì Moscow đang nhanh chóng rơi vào đối đầu với phương Tây. Hải quân Nga có thể tiếp tục quan tâm tới các nhiệm vụ trước đây như tấn công cụm tàu sân bay của kẻ thù tiềm tàng và bảo vệ tàu ngầm hạt nhân.

Điều này có nghĩa là tướng lĩnh hải quân hoàn toàn không cần bất cứ huấn luyện bổ sung nào, đối với Chiến tranh Lanh hiện nay, những vũ khí đã phục vụ 30 - 40 năm này của Nga đã đủ dùng.

Việt Dũng