TQ muốn chạy đua vũ trang để làm sụp đổ nền kinh tế Nhật Bản?

11/12/2012 06:05
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc muốn vượt mặt Nhật Bản để đóng vai trò thống trị châu Á, nhưng rất khó khăn do Nhật Bản rất nhiều đồng minh và đối tác…
Trung Quốc được cho là đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 tại Phúc Kiến nhằm vào nhóm đảo Senkaku
Trung Quốc được cho là đã triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 tại Phúc Kiến nhằm vào nhóm đảo Senkaku

Ngày 7/12, Subhash Kapila, chuyên gia vấn đề quân sự của Tập đoàn phân tích Nam Á (SAAG) Ấn Độ có bài viết cho rằng, hiện nay Trung Quốc đang có ý đồ bắt chước cách làm đối phó Liên Xô cũ của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ép buộc, lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chạy đua vũ trang, đạt mục đích làm suy yếu Nhật Bản về kinh tế, cuối cùng làm cho Nhật Bản mất đi vị thế đối thủ cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc ở khu vực Đông Á.

Tuy nhiên, bài viết chỉ ra, chiến lược này của Trung Quốc gây tranh cãi rất lớn về kinh tế, chính trị và chiến lược, cuối cùng sẽ làm cho bản thân Trung Quốc bị cô lập trong cộng đồng quốc tế về chính trị và chiến lược.

Trung Quốc và Nhật Bản đều đã đến “ngã tư đường” chính trị và chiến lược, trong tương lai hai nước cho dù không đi theo hướng chạy đua quân sự trực tiếp, nhưng sẽ nổ ra cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt.

Ông chỉ ra, trong thời gian khoảng 5 năm trước, Trung Quốc đã phát động một loạt hành động khiêu khích đối với Nhật Bản, làm gia tăng cảm giác của Nhật Bản về mối đe dọa từ Trung Quốc.

Theo Kapila, hiện nay Trung Quốc đang ép buộc, lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chạy đua vũ trang, phương thức của họ tương tự như cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô cũ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mục đích là làm suy yếu Nhật Bản về kinh tế, làm cho Nhật Bản mất đi khả năng làm đối thủ cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc ở khu vực Đông Á.

Gần đây, tàu chiến Trung Quốc thường xuyên đi qua các vùng biển Nhật Bản ra Tây Thái Bình Dương diễn tập, làm "nóng mặt" Nhật Bản
Gần đây, tàu chiến Trung Quốc thường xuyên đi qua các vùng biển Nhật Bản ra Tây Thái Bình Dương diễn tập, làm "nóng mặt" Nhật Bản

Ông cho biết, về chính trị, với ý thức ngày càng mạnh về mối đe dọa từ Trung Quốc, Nhật Bản đang tăng cường chuẩn bị quân sự để đón nhận bất cứ sức ép chính trị và quân sự nào từ Trung Quốc.

Gần đây, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản phô diễn tàu sân bay trực thăng lớp 19.000 tấn chính là minh chứng mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc thực sự đã lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chạy đua vũ trang. Kapila cho rằng, rất khó sử dụng “tàu khu trục” để hình dung tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản.

Trên thực tế, về khả năng và hiệu quả, tàu sân bay trực thăng Nhật Bản đều là tàu sân bay mini. Hơn nữa, hiện nay Nhật Bản đang nhanh chóng chế tạo 2 tàu sân bay trực thăng như vậy, các tàu chiến khác và tàu ngầm.

Trong môi trường an ninh Đông Á bất ổn hiện nay, bên ngoài muốn tìm hiểu 3 vấn đề: Thứ nhất, muc tiêu chiến lược của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Thứ hai, chiến lược thực hiện mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc phải chăng tin rằng Nhật Bản khuất phục về chiến lược trước sự chi phối chiến lược của Trung Quốc?

Tàu sân bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nhật Bản đang tiếp tục chế tạo loại tàu này với lượng giãn nước lớn hơn nhiều.
Tàu sân bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Nhật Bản đang tiếp tục chế tạo loại tàu này với lượng giãn nước lớn hơn nhiều.

Kapila cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là làm suy yếu sức mạnh của Nhật Bản về mặt chiến lược. Trước hết, và cũng là điểm quan trọng nhất, đó chính là làm mất đi độ tin cậy của Hiệp ước Bảo đảm An ninh Mỹ-Nhật.

Thứ hai, lật đổ vị thế đối thủ cạnh tranh chiến lược trước Trung Quốc của Nhật Bản ở khu vực Đông Á. Thứ ba, gây ra cuộc chạy đua vũ trang Trung-Nhật, từ đó lật đổ Nhật Bản về kinh tế.

Mỹ thể hiện một tâm lý mâu thuẫn trong tranh chấp đảo Senkaku có thể làm cho Nhật Bản đầy hoài nghi khi đưa ra chiến lược đối với Trung Quốc.

Hơn nữa, làm suy yếu phản ứng của Mỹ khi Trung Quốc gây sức ép với Nhật Bản về chính trị và quân sự, sẽ làm cho Nhật Bản tìm kiếm một sự lựa chọn khác. Hai khả năng này đều đều có lợi cho Trung Quốc.

Sau khi vị thế chiến lược giảm đi, Nhật Bản sẽ không thể phát huy vai trò như một đối thủ cạnh tranh bình đẳng của Trung Quốc ở Đông Á. Sự khác biệt về quân sự giữa hai nước Trung-Nhật là bất đối xứng, thông qua quan hệ Mỹ-Nhật và triệt tiêu sức mạnh quân sự của Mỹ, Nhật Bản đã lấp khoảng trống về sức mạnh quân sự của họ.

Nhưng, Kapila chỉ ra, Trung Quốc thông qua chạy đua vũ trang làm sụp đổ Nhật Bản sẽ gây tranh cãi rất lớn về kinh tế, chính trị và chiến lược.

Nhật Bản mới hạ thủy tàu ngầm lớp Soryu mới
Nhật Bản mới hạ thủy tàu ngầm lớp Soryu mới

Ông giải thích rằng, về kinh tế, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản có thể không bằng Trung Quốc, nhưng kinh tế Nhật Bản có sức sống mạnh mẽ, hơn nữa khi xảy ra xung đột sẽ không yếu ớt như kinh tế Trung Quốc.

Về chính trị, Nhật Bản được coi là người tham gia có trách nhiệm đối với an ninh Đông Á, họ không những giành được sự ủng hộ toàn lực của Mỹ, mà còn đã giành được sự ủng hộ toàn lực của EU và NATO. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ có hai đồng minh là CHDCND Triều Tiên và Pakistan ở châu Á.

Về chiến lược, Nhật Bản duy trì vị thế đối thủ cạnh tranh cùng cấp với Trung Quốc là phù hợp với lợi ích của Mỹ, EU và NATO. Australia và Ấn Độ hầu như cũng có ý gia tăng sức nặng cho chiến lược tổng thể mà Mỹ hỗ trợ cho Nhật Bản.

Vấn đề cần bàn cuối cùng chính là, Trung Quốc phải chăng xác định Nhật Bản sẽ khuất phục sự thống trị của Trung Quốc ở châu Á, hay Trung Quốc phải chăng thực sự có thể coi thường Nhật Bản về chiến lược? Vấn đề này có hai mặt:

Thứ nhất, truyền thống lịch sử của Nhật Bản và chủ nghĩa dân tộc tiềm tàng của họ phải chăng sẽ khuất phục sự thống trị của Trung Quốc? Thứ hai, cộng đồng quốc tế và Mỹ phải chăng sẽ chấp nhận Nhật Bản khuất phục trước sự thống trị của Trung Quốc?

Mỹ cho rằng, Nhật Bản đang kiểm soát thực tế nhóm đảo Senkaku và vấn đề đảo Senkaku thích hợp với Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Mỹ cho rằng, Nhật Bản đang kiểm soát thực tế nhóm đảo Senkaku và vấn đề đảo Senkaku thích hợp với Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.

Đối với hai vấn đề này, Kapila cho rằng, trong vấn đề thứ nhất, có thể khẳng định, đặc tính dân tộc và truyền thống lịch sử của Nhật Bản sẽ không cho phép Nhật Bản làm như vậy.

Về vấn đề thứ hai, đứng trước một nước Trung Quốc ngày càng muốn phô diễn, cộng đồng quốc tế càng muốn Nhật Bản giữ vị thế đối thủ cạnh tranh cùng cấp với Trung Quốc. Thậm chí có thể nhận định, ngay cả Nga cũng sẽ cho là như vậy.

Cuối cùng, Kapila đưa ra kết luận, Trung Quốc chắc chắn đang lôi kéo Nhật Bản vào một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng Nhật Bản sẽ không “chạy trốn”. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập về chính trị và chiến lược.

Đông Bình