Trung Quốc đang thách thức vị thế của Mỹ, có thể gây xung đột ở Biển Đông

10/01/2015 09:14
Việt Dũng
(GDVN) - Đây là nhận định của học giả phương Tây, nhưng học giả Singapore cho rằng, giữa các nhà lãnh đạo Đông Á đã đạt được đồng thuận "hòa bình để phát triển kinh tế"
Năm 2014 chứng kiến một nước Trung Quốc hung hăng hăm dọa, uy hiếp Việt Nam tại biển đảo của Việt Nam. Trong hình là tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng tấn công vòi rồng và đâm húc tàu thực thi pháp luật Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981.
Năm 2014 chứng kiến một nước Trung Quốc hung hăng hăm dọa, uy hiếp Việt Nam tại biển đảo của Việt Nam. Trong hình là tàu cảnh sát biển Trung Quốc hung hăng tấn công vòi rồng và đâm húc tàu thực thi pháp luật Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981.

Gần đây, Mã Khải Thạc, Giám đốc Học viện chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc lập Singapore có bài viết đăng trên báo chí. Bài viết cho rằng, giữa các nhà lãnh đạo các nước Đông Á có một đồng thuận quan trọng: Châu Á cần tận dụng cánh cửa cơ hội hiện nay, đặt trọng điểm vào phát triển và tăng trưởng kinh tế. Chiến tranh là trở ngại lớn nhất của phát triển.

Vài chục năm qua, rất ít có năm như năm 2014, ngay từ khi bắt đầu đã tràn ngập tâm lý bi quan. Dự đoán đối với năm 2014 đã xuyên suốt một chủ đề, đó là năm này xem ra tương tự như năm 1914 – điều này gây lo ngại cho dư luận. Dự đoán của phần lớn học giả đều là bi quan và gây chán nản, nhất là đối với Đông Á.

Nhưng, tuy đã xảy ra rất nhiều sự kiện đáng sợ - từ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia rơi vỡ ở Ukraine đến mấy trăm nữ sinh Nigeria bị bắt cóc, cùng với sự trỗi dậy của "Nhà nước Hồi giáo" (IS) - nhưng đã tránh được đại chiến thế giới toàn diện. Hiện nay, năm 2014 đã kết thúc, không có bi kịch tái hiện năm 1914. Nghiên cứu tại sao những học giả này dự đoán sai (nhất là quan điểm cho rằng châu Á tồn tại khả năng xung đột) có lẽ là điều sáng suốt.

Những chuyên gia này đều không phải "nhẹ ký". Trong một bài viết dành cho Viện Brookings vào tháng 12 năm 2013, nhà sử học kiệt xuất Margaret MacMillan nói: "Giống như thế giới của năm 1914, chúng ta đang trải qua sự chuyển đổi của cơ cấu quyền lực quốc tế, các nước lớn mới nổi đang thách thức các nước lớn lâu đời".

Hành động khủng bố dã man của Trung Quốc năm 2014: đâm hỏng nặng tàu thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, ngăn cản không cho cứu những ngư dân của tàu cá này.
Hành động khủng bố dã man của Trung Quốc năm 2014: đâm hỏng nặng tàu thực thi pháp luật Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, ngăn cản không cho cứu những ngư dân của tàu cá này.

Bà MacMillan nói thêm rằng: "Đến nay, một cảnh tượng tương tự đang xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với giữa Trung Quốc và Nhật Bản", đồng thời bà còn cho rằng: "Giữa Trung Quốc và hai nước láng giềng khác Việt Nam và Malaysia cũng có khả năng nổ ra xung đột".

Giáo sư nổi tiếng Graham Allison của Đại học Harvard cũng cảnh cáo, Đông Á đã hướng tới cái "bẫy Thucydides" (Thucydides' s trap), và ông nói thêm rằng: "Khi một nước lớn trỗi dậy nhanh chóng cùng một nước bá quyền lâu đời cạnh tranh, phiền phức sẽ liên tiếp xảy ra".

Đầu năm 2013, Thủ tướng Luxembourg khi đó là Jean-Claude Juncker cảnh báo, năm 2013 xem ra cũng nguy hiểm như năm 1913. Cuối năm 2013 tạp chí "The Economist" cũng cảnh cáo: "Một thế kỷ đã qua đi, thế giới hiện nay lại có không ít chỗ tương tự với thời đại dẫn đến nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khiến mọi người lo lắng".

Tháng 1 năm 2014, tại Davos người ta cảm nhận được tâm trạng bi quan này. Trước nhà nghiên cứu Mã Khải Thạc - Đại học Quốc lập Singapore, vài học giả phương Tây đặt câu hỏi nghi ngờ khả năng nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014. Nhưng Mã Khải Thạc khẳng định sẽ không xảy ra và ông đã đoán đúng.

Mã Khải Thạc giải thích lý do vì sao ông tự tin là Đông Á sẽ không nổ ra chiến tranh, bất kể ở biển Hoa Đông hay Biển Đông – ông cho rằng, đáp án rất đơn giản, bởi vì ông đã biết được lực lượng thúc đẩy sự thay đổi của châu Á.

Năm 2014 chứng kiến Trung Quốc ra sức tiến hành "biến đá ngầm thành đảo" đối với những đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, ngoài ra, sân bay ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng được cho là Trung Quốc đã hoàn thành mở rộng. Vậy mưu đồ của Trung Quốc là gì? quân sự? kinh tế? chính trị?
Năm 2014 chứng kiến Trung Quốc ra sức tiến hành "biến đá ngầm thành đảo" đối với những đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, ngoài ra, sân bay ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng được cho là Trung Quốc đã hoàn thành mở rộng. Vậy mưu đồ của Trung Quốc là gì? quân sự? kinh tế? chính trị?

Theo ông, mặc dù rất nhiều nước láng giềng châu Á sẽ đưa ra những tuyên bố "dân tộc chủ nghĩa" giận dữ (nhất là trước sức ép của người dân trong nước), nhưng hành động của họ là thận trọng và thiết thực.

Trong thời gian hơn 20 năm qua, Mã Khải Thạc luôn viết về sự trỗi dậy của châu Á và lực lượng/sức mạnh thúc đẩy của nó. Giữa các nhà lãnh đạo các nước Đông Á có một đồng thuận quan trọng: Châu Á cần tận dụng cánh cửa cơ hội hiện nay, đặt trọng điểm vào phát triển và tăng trưởng kinh tế. Chiến tranh là trở ngại lớn nhất của phát triển.

Mã Khải Thạc cho rằng, nếu như người châu Á thật sự ngu xuẩn, họ có thể cuốn vào một cuộc chiến tranh như vậy, phá hoại tiền đồ phát triển to lớn của chính mình. Đại đa số nhà lãnh đạo các nước châu Á đều hiểu rất rõ sự nguy hiểm của chiến tranh.

Vì vậy, mặc dù khu vực này sẽ xuất hiện căng thẳng tình hình và đối kháng, nhưng bất kể trong năm 2014 hay năm 2015 đều sẽ không nổ ra chiến tranh. Cùng với việc năm 2015 được khởi động chầm chậm, Mã Khải Thạc cho rằng, ông muốn khuyến khích tất cả các học giả phương Tây dựa vào tình hình của bản thân châu Á để tìm hiểu động lực phát triển căn bản của châu Á, chứ không đem đặt cách nhìn nhận của mình trên cơ sở thành kiến của phương Tây.

Năm 2014 cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc tiếp tục ra sức bố trí vũ khí trang bị mới ở các vùng biển xung quanh, nhất là ở Biển Đông cũng như Quân đội Trung Quốc ra sức tập trận phô diễn vũ lực (trong đó có tập trận liên hợp nhiều quân binh chủng như hải quân-không quân-pháo binh 2), truyền thông Trung Quốc cũng ăn theo truyên truyền đe dọa các nước nhỏ ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc tổ chức tập trận chống người nhái, khoe vũ khí chống người nhái, được báo chí Trung Quốc chỉ rõ đối tượng là Việt Nam. Thậm chí, năm 2014, truyền thông Trung Quốc cũng ưa thích bàn về các tình huống chiến tranh, cán cân sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Đó thực sự là một "làn sóng hiếu chiến" lúc ẩn lúc hiện rất nguy hiểm đã hiện hữu.
Năm 2014 cộng đồng quốc tế chứng kiến Trung Quốc tiếp tục ra sức bố trí vũ khí trang bị mới ở các vùng biển xung quanh, nhất là ở Biển Đông cũng như Quân đội Trung Quốc ra sức tập trận phô diễn vũ lực (trong đó có tập trận liên hợp nhiều quân binh chủng như hải quân-không quân-pháo binh 2), truyền thông Trung Quốc cũng ăn theo truyên truyền đe dọa các nước nhỏ ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, ví dụ như Trung Quốc tổ chức tập trận chống người nhái, khoe vũ khí chống người nhái, được báo chí Trung Quốc chỉ rõ đối tượng là Việt Nam. Thậm chí, năm 2014, truyền thông Trung Quốc cũng ưa thích bàn về các tình huống chiến tranh, cán cân sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam. Đó thực sự là một "làn sóng hiếu chiến" lúc ẩn lúc hiện rất nguy hiểm đã hiện hữu.
Việt Dũng